Hướng dẫn cách kê khai thuế tài nguyên theo thông tư mới nhất

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức có khai thác tài nguyên thuộc diện chịu thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật. Sau đây Lamketoan.vn cùng các bạn tìm hiểu cách kê khai thuế tài nguyên như thế nào?

ke-khai-thue-tai-nguyen
Kê Khai Thuế Tài Nguyên

1. Cách kê khai thuế tài nguyên

– Đăng nhập vào phần mềm HTKK mới nhất

– Chọn Mã số thuế của công ty mình

– Chọn Đồng ý

thue-tai-nguyen

– Chọn: Thuế tài nguyên

– Chọn: Tờ khai thuế tài nguyên (01/TAIN)

thue-tai-nguyen-2

– Chọn Tờ khai theo tháng hoặc Tờ khai lần phát sinh

– Chọn Tháng…. Năm

– Chọn Tờ khai lần đầu

– Chọn Đồng ý

thue-tai-nguyen-3

thue-tai-nguyen-4

2. Ý nghĩa của từng chỉ tiêu như sau

– Cột (2): Chỉ tiêu “Tên loại tài nguyên”

Mỗi loại tài nguyên khai thác, thu mua gom, tài nguyên tịch thu giao bán tương ứng với từng mức thuế suất trong Biểu thuế suất thuế tài nguyên được kê khai vào một dòng của tờ khai.

Mục I: Chỉ tiêu “Tài nguyên khai thác”

NNT khai tên của tài nguyên khai thác theo từng nhóm, loại tài nguyên tương ứng với từng mức thuế suất theo quy định trong Biểu thuế suất thuế tài nguyên do Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội quy định. Mỗi loại tài nguyên có cùng căn cứ tính thuế được kê khai vào một dòng của tờ khai.

Cụ thể như sau:

– Trường hợp tài nguyên khai thác vừa tiêu thụ nội địa, vừa xuất khẩu thì người nộp thuế khai thành 2 dòng riêng biệt: tài nguyên tiêu thụ nội địa và tài nguyên xuất khẩu;

– Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì khai theo từng chất trong tài nguyên khai thác.

Mục II: Chỉ tiêu “Tài nguyên thu mua gom”

– Tổ chức, cá nhân thu mua tài nguyên từ các tổ chức, cá nhân nhỏ lẻ và cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai nộp thuế thay tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân thu mua gom nộp thuế thay phải kê khai tài nguyên thu mua gom, mỗi loại tài nguyên thu mua được kê khai vào một dòng tương ứng với thuế suất theo quy định.

Mục III: Chỉ tiêu “Tài nguyên tịch thu, giao bán”

– Tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu phải kê khai nộp thuế đối với những loại tài nguyên này trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, đấu giá, trích thưởng theo chế độ. Mỗi loại tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu được kê khai vào một dòng tương ứng với thuế suất theo quy định.

Lưu ý: Đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên mà không phát sinh hoạt động thu mua gom tài nguyên hoặc không phát sinh hoạt động bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu thì chỉ kê khai tài nguyên khai thác tại mục I; trường hợp chỉ phát sinh hoạt động thu mua gom tài nguyên nộp thuế thay thì kê khai vào mục II, trường hợp chỉ phát sinh hoạt động giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu thì kê khai vào mục III; Đối với tổ chức, cá nhân phát sinh cả ba hoạt động khai thác, hoạt động thu mua gom tài nguyên mà có cam kết bằng văn bản nộp thuế thay tổ chức, cá nhân khai thác và hoạt động giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu thì tổ chức, cá nhân đó phải kê khai cả ba mục I, II, III.

– Cột (3): Chỉ tiêu “Đơn vị tính”

NNT ghi đơn vị tính của từng loại tài nguyên khai thác, thu mua gom, tài nguyên tịch thu giao bán theo kg, m3, tấn, thùng, KW/h….

– Cột (4): Chỉ tiêu “Sản lượng”

NNT ghi sản lượng của từng tài nguyên khai thác, thu mua gom hoặc tài nguyên tịch thu, giao bán trong kỳ vào cột (4); số liệu ghi vào cột này có thể là số lượng, khối lượng, trọng lượng tài nguyên thương phẩm, không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.

– Cột (5): Chỉ tiêu “Giá tính thuế đơn vị tài nguyên”

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên được kê khai theo từng loại đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác, thu mua gom hoặc tài nguyên tịch thu giao bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên và được xác định như sau:

Giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên=             Tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) bán tài nguyên
                        Tổng sản lượng tài nguyên bán ra

Giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên được áp dụng làm giá tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại.

Ví dụ:  Công ty C khai thác cát làm vật liệu xây dựng.

Trong kỳ tính thuế, Công ty khai thác và bán được 100.000 m3 cát. Trong đó:

+ Bán tại nơi khai thác: 25.000 m3, với giá chưa có thuế GTGT là 70.000 đồng/m3.

+ Bán tại chân công trình của bên mua là 75.000 m3, với giá chưa có thuế là 120.000 đồng/m3. Chi phí vận chuyển từ nơi khai thác đến công trình là 40.000 đồng/m3.

Giá tính thuế tài nguyên đối với cát xây dựng trong kỳ của Công ty C được xác định theo giá bình quân như sau:

Giá tính thuế tài nguyên=       (25.000m3 x 70.000đ) + (75.000 m3 x 120.000đ)=  107.500 đ/m3
                     25.000 m3 + 75.000 m3

Số liệu 107.500 này được ghi vào cột số (5) trên Tờ khai thuế tài nguyên.

– Cột (6): Hệ thống tự nhảy

– Cột (7): Chỉ tiêu “Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên”

Số liệu ghi vào cột này là mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên của cơ quan có thẩm quyền quy định.

–  Cột (8): Hệ thống tự nhảy

– Cột (9): Chỉ tiêu “Thuế tài nguyên dự kiến được miễn giảm trong kỳ”

Căn cứ vào các trường hợp được miễn giảm và loại tài nguyên được miễn, giảm theo quy định, người nộp thuế kê khai số thuế dự kiến được miễn giảm trong kỳ vào cột (9).

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận