Lưu ý lập hợp đồng bán hàng hóa dịch vụ để tính thuế TNDN

Lập hợp đồng bán hàng hóa dịch vụ đúng chuẩn không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, mà còn tránh mắc phải những lỗi pháp lý không đáng có trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Dưới đây, Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn các lưu ý quan trọng cần biết.

Trong kinh doanh, hợp đồng bán hàng như một “lá chắn” vững chắc, bảo vệ quyền lợi cho cả bên bán và bên mua. Một hợp đồng hàng hóa dịch vụ chặt chẽ giúp doanh nghiệp:

  • Hạn chế tối đa tranh chấp: Mọi điều khoản về giá cả, thanh toán, giao nhận, trách nhiệm… đều được quy định rõ ràng, minh bạch.

  • Tăng cường uy tín: Thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trong mắt đối tác.

  • Là căn cứ pháp lý: Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

  • Đặc biệt, hợp đồng bán hàng là căn cứ quan trọng để tính thuế TNDN chính xác, tránh rủi ro bị truy thu, phạt.

1. Hợp đồng bán hàng là gì?

Hợp đồng bán hàng là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua về việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Việc lập hợp đồng không chỉ giúp minh bạch hóa giao dịch mà còn là cơ sở để tính thuế TNDN.

Hình thức hợp đồng:

– Hợp đồng bằng văn bản: Phổ biến, dễ thực hiện, phù hợp với hầu hết giao dịch.

– Hợp đồng điện tử: Tiện lợi, nhanh chóng, cần đảm bảo tính bảo mật và pháp lý.

– Hợp đồng bằng lời nói kèm theo hành vi giao nhận hàng hóa: Cần lưu ý chứng từ kèm theo để làm căn cứ xác định giao dịch.

2. Nội dung cơ bản cần có hợp đồng bán hàng

– Bên tham gia hợp đồng: Thông tin đầy đủ, chính xác về bên bán, bên mua.

– Đối tượng hợp đồng: Mô tả chi tiết về hàng hóa, dịch vụ (tên, số lượng, quy cách, chất lượng…).

– Giá và phương thức thanh toán: Ghi rõ giá bán, thuế VAT (nếu có), hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán.

– Trách nhiệm của các bên: Giao hàng, nhận hàng, bảo hành, xử lý khiếu nại…

– Điều khoản phạt vi phạm: Quy định rõ ràng về các trường hợp vi phạm và hình thức xử lý.

TẢI VỀ: Bộ chứng từ hợp đồng bán hàng, mua hàng 

3. Các lưu ý lập hợp đồng bán hàng hóa dịch vụ để tính thuế TNDN

3.1 Hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ 

Khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho các mục đích khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trả thay lương cho NLĐ hoặc tiêu dùng nội bộ, doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau:

Khuyến mại, quảng cáo đăng ký với Sở Công Thương: Giá tính thuế GTGT bằng 0.

Cho tặng, khuyến mại quảng cáo không đăng ký với Sở Công Thương: Phải tính thuế GTGT theo giá sản phẩm cùng loại hoặc tương đương.

Cho tặng hội nghị khách hàng: Căn cứ vào kế hoạch hội nghị, tổng hợp và xuất chung một hóa đơn khi tổ chức hội nghị và tặng quà cho khách hàng.

3.2 Lập hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ làm cơ sở xác định doanh thu thuế TNDN

Doanh thu hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trả thay lương: Cần được hạch toán và phải kê khai doanh thu để nộp thuế GTGT, nhưng không hạch toán vào doanh thu để tính thuế TNDN.

Nếu việc cho, biếu, tặng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp: Chi phí này được trừ khi tính thuế TNDN.

3.3 Xác định doanh thu tính thuế TNDN

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ: Không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

Giao hàng nhiều lần hoặc từng phần dịch vụ: Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. Không xuất một hóa đơn vào cuối ngày, cuối tuần hay cuối tháng mà phải xuất từng lần.

Hoạt động xây dựng, lắp đặt: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

Hoạt động cung ứng dịch vụ: Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua.

Hoạt động cho thuê tài sản: Số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS): Được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng bất động sản theo hợp đồng chuyển nhượng, mua bán BĐS phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có.

+ Thu tiền trước của khách hàng: Doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế TNDN theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và chưa phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm thu tiền.

+ Thuế GTGT phải nộp trên số tiền trước: Theo tỷ lệ 10% trừ giá đất tương ứng.

+ Khi bàn giao BĐS: Doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế TNDN và quyết toán lại số thuế TNDN phải nộp.

3.4 Lập hóa đơn điện tử thiếu chữ ký số

Thời điểm người bán lập hóa đơn: Là thời điểm kê khai thuế.

Hóa đơn hợp lệ để khấu trừ: Là hóa đơn có đầy đủ các tiêu thức và chữ ký số.

3.5 Kiểm tra các trường hợp mua hàng hóa của đơn vị mất tích, bỏ trốn

Trường hợp mua hàng hóa trước ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn: Cơ quan thuế phải kiểm tra, đối chiếu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định có thực tế mua bán hàng hóa, dịch vụ không.

→ Yêu cầu doanh nghiệp chứng minh, chịu trách nhiệm trước pháp luật việc mua bán với các chứng từ cần thiết như hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán tiền.

Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn: Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Doanh nghiệp có hóa đơn của đơn vị rủi ro cao, hóa đơn không chứng minh được việc mua bán là có thật: Phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

XEM THÊM:

Các bước xây dựng quy trình bán hàng Online hiệu quả nhất hiện nay

Cách thức định khoản bán hàng trong doanh nghiệp

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi lập hợp đồng bán hàng và thuế TNDN mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Việc nắm vững các quy định về thuế không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro về pháp lý mà còn tối ưu hóa nghĩa vụ thuế một cách hiệu quả.

Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất về kế toán thuế cũng như các vấn đề liên quan đến hợp đồng bán hàng và thuế TNDN, hãy liên hệ ngay với Kế Toán Việt Hưng. Đừng quên truy cập và theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật ưu đãi mới nhất dành cho các khóa học kế toán tổng hợp – thuế và các gói dịch vụ kế toán đa lĩnh vực.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận