Hạch toán hoàn thuế TNCN dành cho người lao động mới nhất

1. Nguyên tắc Kê khai thuế, Nộp thuế và Quyết toán thuế TNCN
* Kê khai, Quyết toán thuế TNCN sẽ cần tuân thủ theo quy định tại Công văn 50820/CTHN-TTHT năm 2022.
Công thức xác định Thuế TNCN: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNCN
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được áp dụng theo biểu thuế toàn phần.
– Các khoản thu nhập ngoài tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế toàn phần.
* Nguyên tắc Kê khai, Nộp thuế và Quyết toán thuế TNCN như sau:
– DN chi trả thu nhập hoặc DN được ủy quyền thực hiện việc Kê khai, Nộp thuế TNCN theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn; Khấu trừ tiền thuế và nộp cho Ngân sách nhà nước.
– DN chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính Thuế TNCN và thực hiện khấu trừ tiền Thuế TNCN, và nộp thuế vào Ngân sách nhà nước.
* Để thực hiện việc Kê khai, Nộp thuế và Quyết toán thuế TNCN => Tuân theo một số nguyên tắc quan trọng, cụ thể như sau:
– Nguyên tắc khấu trừ thuế tại nguồn cho DN chi trả thu nhập: Nếu DN chi trả thu nhập hoặc được ủy quyền chi trả thu nhập => DN phải thực hiện việc Kê khai và Nộp thuế TNCN dựa trên nguyên tắc khấu trừ thuế tại nguồn. Điều này có nghĩa là trước khi trả thu nhập cho NLĐ, DN phải trích khấu trừ một phần thuế từ số thu nhập này và nộp vào Ngân sách nhà nước (Giúp đảm bảo rằng NLĐ không cần tự thực hiện việc nộp thuế mà đã được DN đại diện thực hiện). Việc thực hiện nguyên tắc khấu trừ thuế tại nguồn có lợi ích quan trọng đối với NLĐ (Điều này miễn giảm khả năng sai sót trong việc nộp thuế từ phía NLĐ và tạo ra sự thuận tiện cho họ trong quá trình quản lý tài chính cá nhân. NLĐ có thể yên tâm về việc thuế đã được trích khấu trừ một cách chính xác và nộp vào Ngân sách nhà nước).
– Tính tiền thù lao và tính Thuế TNCN: DN có trách nhiệm tính toán số tiền thù lao mà NLĐ được hưởng và sau đó tính toán số Thuế TNCN dựa trên mức thuế áp dụng => Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và xác định chính xác các khoản thuế cần trích khấu trừ.
Khi tính toán số tiền thù lao, DN cần đảm bảo tính đầy đủ các yếu tố liên quan như lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, và bất kỳ khoản phụ trợ nào mà NLĐ được hưởng (Việc này đòi hỏi sự minh bạch và rõ ràng trong việc thu thập thông tin về thu nhập của NLĐ).
– Khấu trừ thuế và nộp thuế: Sau khi tính Thuế TNCN, DN phải thực hiện việc khấu trừ thuế từ số tiền thù lao và nộp số tiền thuế này vào Ngân sách nhà nước => Điều này đảm bảo rằng số tiền thuế được thu thập đúng cách và đúng hạn.
– Cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập”: Trong trường hợp DN thực hiện khấu trừ Thuế TNCN, đặc biệt đối với cá nhân có thu nhập cao, họ cần cung cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” => Đây là tài liệu xác nhận việc khấu trừ thuế và số tiền thuế đã được trích khấu trừ. Cá nhân sẽ sử dụng chứng từ này để quản lý và quyết toán biên lai thuế theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc trên là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng quy trình kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN được thực hiện một cách chính xác và đúng hạn; Đồng thời đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế.
2. Cách hạch toán hoàn Thuế TNCN cho NLĐ
Căn cứ vào nguyên tắc kế toán Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Tài khoản cấp 1 của TK 3335)” => Căn cứ vào kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3335.
2.1. Cách hạch toán khi khấu trừ Thuế TNCN
Khi xác định số Thuế TNCN phải nộp, DN khấu trừ tại nguồn. Tính trên thu nhập chịu thuế của NLĐ, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả NLĐ
Có TK 3335: Thuế TNCN
2.2. Cách hạch toán khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài
Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, DN phải xác định số Thuế TNCN phải nộp => Tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.
– Khấu trừ Thuế TNCN khi chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài,… ghi:
Nợ TK 154, 642, 635,… (Tổng số phải thanh toán)
Có TK 3335: Thuế TNCN (Số thuế TNCN phải khấu trừ)
Có TK 111, 112 (Số tiền thực trả sau khi khấu trừ thuế)
– Khấu trừ Thuế TNCN khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập, ghi:
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả)
Có TK 3335: Thuế TNCN (Số thuế TNCN phải khấu trừ)
Có TK 111, 112 (Số tiền thực trả sau khi khấu trừ thuế)
2.3. Cách hạch toán khi nộp thuế
Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách nhà nước thay cho người có thu nhập, ghi:
Nợ TK 3335: Thuế TNCN
Có TK 111, 112,…
2.4. Hạch toán Thuế TNCN sau Quyết toán
– Hạch toán Quyết toán thuế TNCN cần phải thực hiện cả sau khi quyết toán.
– Sau quyết toán => Mở sổ theo dõi từng cá nhân xem thừa hoặc thiếu số thuế phải nộp trong năm như sau:
+ Theo dõi chi tiết từng số thuế nộp thừa, thiếu của từng cá nhân trên sổ phụ, vẫn để Số Dư trên TK 3335.
+ Theo dõi chi tiết số thuế nộp thừa, thiếu của từng cá nhân trên sổ phụ, theo dõi chi tiết trên TK 1388.
Nợ TK 3335: Thuế TNCN
Có TK 1388: Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết từng NLĐ)
+ Đối với những cá nhân sau quyết toán còn thiếu số thuế phải nộp => Lập phiếu thu, thu thêm số thuế của cá nhân đó, ghi:
Nợ TK 1111
Có TK 3335, 1388
+ Khi nộp thuế, ghi:
Nợ TK 3335, 138
Có TK 1111, 1112
3. Hạch toán khi nộp Thuế TNCN thừa
3.1. Nếu để bù trừ với kỳ sau
– Phản ánh tiền thuế thừa để bù trừ, ghi:
Nợ TK 3335
Có TK 138
– Đến khi bù trừ, ghi:
Nợ TK 138
Có TK 3335
3.2. Nếu đề nghị hoàn thuế
DN phải có giấy đề nghị hoàn trả thu Ngân sách nhà nước Mẫu 01/ĐNHT nộp đến cơ quan thuế
– Phản ánh tiền thuế thừa chờ hoàn về, ghi:
Nợ TK 3335
Có TK 338
– Đến khi hoàn được, ghi:
Nợ TK 112
Có TK 3335
– Khi trả tiền thừa lại cho NLĐ, ghi:
Nợ TK 338
Có TK 111, 112.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *