Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu công cụ dụng cụ là gì? Bài này Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ về cách hạch toán công cụ dụng cụ như thế nào để ghi nhận giá trị vào chi phí của doanh nghiệp.
Cách hạch toán công cụ dụng cụ
Theo thông tư 123/2012/TT-BTC có hiệu lực ngày 10/9/2012 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2012 trở đi. Thì đối với giá trị tài sản thuộc quyền sử dụng của công ty có giá trị nhỏ hơn 30 triệu sẽ được coi là CCDC và được phép tiến hành phân bổ tối đa 24 tháng kể từ tháng đưa vào sử dụng.
Một số nghiệp vụ liên quan đến việc hạch toán CCDC tại Doanh nghiệp.
– Trường hợp mua về nhập kho sau đó mới xuất dùng.
+ Khi mua CCDC về nhập kho
Nợ TK 153: Giá trị CCDC
Nợ TK 133: Thuế gtgt
CÓ TK 111,112,331: Tổng tiền thanh toán bao gồm giá trị CCDC và thuế
+ Xuất kho CCDC để sử dụng tại các bộ phận
Nợ TK 142,242: Tùy thuộc vào thời gian sử dụng
Có TK 153: Giá trị CCDC
Tham khảo:
Hạch toán tài khoản 242 theo Thông tư 133 năm 2017
Cách phân bổ công cụ dụng cụ trong công ty xây dựng
– Trường hợp mua về sử dụng ngay
+ Khi mua CCDC về sử dụng
Nợ TK 142, 242: Tùy thuộc vào thời gian sử dụng
Nợ TK 133: Thuế gtgt
Có TK 111,112,331: Tổng số tiền thanh toán
+ Hàng tháng tiến hành phân bổ CCDC
Nợ TK 6421, 6422, 154…
Có TK 142,242
Sau khi phân bổ hết giá trị CCDC thì chúng ta ngừng tính phân bổ cho CCDC đó. Mà chuyển ccdc sang theo dõi tại các bộ phận.
Trong quá trình sử dụng nếu CCDC bị hỏng thì ta tiến hành ghi giảm CCDC đó. Đồng thời xác định rõ nguyên nhân hỏng CCDC và yêu cầu bồi thường nếu có.
+ Ghi giảm CCDC
Nợ TK 811:
Nợ TK 138:
Có TK 142,242:
+ Thanh lý CCDC
Nợ TK 111,112,131:
Có TK 711:
+ Trừ vào lương
Nợ TK 334:
Có TK 138:
Có thể việc trừ vào lương sẽ kéo dài vài tháng thì chúng ta sẽ thực hiện bút toán này đến khi Nợ 138 = Có 138 thì dừng lại.