Excel Công thức tính thuế TNCN lũy tiến tăng mức giảm trừ gia cảnh 2020

Công thức tính thuế TNCN lũy tiến – Khi tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/người, vậy khi đó việc đóng thuế TNCN sẽ thay đổi như thế nào? Đó cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn kế toán đang quan tâm và thắc mới khi Quốc hội vừa đồng ý về việc tăng mức giảm trừ gia cảnh.

công thức tính thuế tncn lũy tiến
Excel Công thức tính thuế TNCN lũy tiến tăng mức giảm trừ gia cảnh 2020

Bên cạnh đó, liệu việc tính thuế TNCN sẽ thay đổi như thế nào? Làm sao để tính thuế TNCN chuẩn và chính xác nhất? Để bạn đọc nắm rõ hơn về thuế TNCN , hôm nay Kế Toán Việt Hưng sẽ update công thức tính thuế TNCN Excel 2020 mới nhất khi tăng mức giảm trừ gia cảnh

1. HOT –  Tăng mức giảm trừ gia cảnh 2020 thu nhập trên 11 triệu mới phải nộp thuế TNCN

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Theo thông tin được ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật kiêm Phó Tổng thư ký Quốc hội cho biết trong buổi họp báo của Văn phòng Quốc hội diễn ra chiều ngày 18/5/2020 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc tăng mức giảm trừ gia cảnh như sau:

– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy:

– Mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế được tăng từ 09 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng , => Tăng 2 triệu đồng/tháng

– Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc sẽ tăng từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/người/tháng => Tăng 0,8 triệu đồng/ tháng

Với mức tăng trên thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công hàng tháng trên 11 triệu đồng mới phải nộp thuế, cụ thể:

Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 18 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc với mức 10.5% . Ông A nuôi 01 con dưới 18 tuổi. Thuế thu nhập cá nhân trong tháng của ông A được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế của ông A là 18 triệu đồng.

– Ông A được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.

+ Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 18 triệu * 10.5% = 1,89 triệu đồng.

Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 triệu đồng + 4,4 triệu đồng + 1.89 triệu đồng = 17,29 triệu đồng.

– Thu nhập tính thuế của ông A là: 18 triệu đồng – 17,29 triệu đồng = 0.71 triệu đồng.

Thu nhập tính thuế của ông A là 0.71 triệu đồng. Ong A chỉ có nghĩa vụ nộp thuế đối với phần thu nhập tính thuế là 0.71 triệu đồng.

Thu nhập tính thuế là 0.71 triệu đồng thuộc bậc 1 với thuế suất là 5%, số thuế thu nhập cá nhân mà ông A phải nộp là 0.71 triệu đồng x 5% = 35.500 đồng.

2. Cập nhật mới Công thức tính thuế TNCN lũy tiến khi tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng

Khi tăng mức giảm trừ gia cảnh thì công thức tính thuế TNCN sẽ thay đổi như thế nào? Ta có :

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – tiền phụ cấp ăn – khấu trừ cá nhân ( 11 triệu đồng/tháng) – Khấu trừ người phụ thuộc ( 4,4 triệu đồng/người) – Bảo hiểm ( bắt buộc) – Giảm trừ khác ( nếu có)

Thuế TNCN phải được khấu trừ  = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất lũy tiến từng phần

công thức tính thuế tncn lũy tiến
Bảng tính biểu thuế luỹ tiến từng phần

Dựa vào công thức tính trên ta xây dựng công thức tính thuế TNCN trên Excel như sau:

công thức tính thuế tncn lũy tiến
Xây dựng công thức tính thuế TNCN luỹ tiến

Cách 1: Sử dụng hàm If lồng nhiều điều kiện | Công thức tính thuế TNCN lũy tiến

Cách này công thức khá cồng kềnh, tuy nhiên lại được đa số các bạn áp dụng nhiều nhất với hàm If dễ hiểu.

tăng mức giảm trừ gia cảnh 2020
Công thức hàm If

Bạn copy công thức sau:

=IF($J4>80000000,$J4*35%-9850000,IF($J4>52000000,$J4*30%-5850000,IF($J4>32000000,$J4*25%-3250000,IF($J4>18000000,$J4*20%-1650000,IF($J4>10000000,$J4*15%-750000,IF($J4>5000000,$J4*10%-250000,IF($J4>0,$J4*5%,0)))))))

Với công thức này rất dài nên dễ dàng bị đánh sai công thức khi áp dụng. Bởi thế Kế Toán Việt Hưng sẽ giới thiệu để các bạn công thức chỉ với 1 hàm giải quyết nhanh gọn thuế TNCN.

Cách 2: Sử dụng Sum và Sumproduct ngắn nhất | Công thức tính thuế TNCN lũy tiến

Công thức :

=SUMPRODUCT((J4>={0,5,10,18,32,52,80}*1e6)*( J4-{0,5,10,18,32,52,80}*1e6))*5%

=SUM(TEXT(J4-{0,5,10,18,32,52,80}*10^6,”0;\0″)*5%)

=SUM(TEXT(J4-{0,5,10,18,32,52,80}*10^6,”0;\0″)*5%)

với công thức sau đây, bạn cần nhấn tổ hợp phím CTRL + SHIFT + ENTER vì đây là 1 công thức mảng.

(Chú ý : J4 là ô thu nhập tính thuế)

tăng mức giảm trừ gia cảnh 2020
Công thức hàm Sum và Sumproduct

=> Đây là công thức tính thuế TNCN ngắn nhất, sử dụng tiện lợi, nhanh chóng mà ít ai biết đến.

Cách 3: Sử dụng Function VBA | Công thức tính thuế TNCN lũy tiến

Với cách này, bạn cần Add in hàm tính thuế hoặc tự tay thiết lập cho mình những Code VBA để tạo ra hàm tính thuế TNCN cho riêng mình.

tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng
Lập Code VBA
tăng mức giảm trừ gia cảnh 2020
Function VBA

Các Khoá học Kế toán Online Chuyên sâu hơn 60 Khoá học

Trên đây Kế Toán Việt Hưng đã cập nhật Công thức tính thuế TNCN lũy tiến tăng mức giảm trừ gia cảnh 2020 các hàm Excel trong việc tăng mức giảm trừ gia cảnh. Hy vọng, với những công thức Kế Toán Việt Hưng đưa ra các bạn dễ dàng áp dụng tính thuế TNCN nhanh, gọn và chính xác nhất. Trong quá trình thực hiện công thức nếu có bất kỳ lỗi nào, bạn có thể liên hệ với Kế Toán Việt Hưng để được giải đáp nhanh chóng.

Kế toán Việt Hưng – Update luật nhanh – xử lý chính xác, kịp thời, nhanh chóng!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...