Chuẩn mực kế toán số 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực kế toán số 10 : Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chuẩn mực kế toán số 10 quy định chung về các nguyên tắc, phương pháp kế toán về những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm:

Chuẩn mực kế toán số 08: Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh

Chuẩn mực kế toán số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

QUY ĐỊNH CHUNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 10

Chuẩn mực kế toán số 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

1. Mục đích của chuẩn mực kế toán số 10

Chuẩn mực kế toán số 10 .Là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc. Và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái. Trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ. Hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Các giao dịch bằng ngoại tệ và các BCTC của các hoạt động ở nước ngoài. Phải được chuyển sang đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm:

– Ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán;

– Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái;

– Chuyển đổi BCTC của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán,

– Lập và trình bày BCTC.

2. Chuẩn mực kế toán số 10

2.1.Chuẩn mực kế toán số 10 –  Áp dụng cho việc:

(a) Kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ;

(b) Chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài khi hợp nhất các báo cáo này vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp bằng phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.

  1. Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán. Trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.
  2. Chuẩn mực kế toán số 10 không quy định việc chuyển đổi BCTC của một doanh nghiệp. Từ đơn vị tiền tệ kế toán sang một đơn vị tiền tệ khác. Để thuận tiện cho người sử dụng đã quen thuộc với đơn vị tiền tệ được chuyển đổi đó. Hoặc cho các mục đích tương tự.
  3. Chuẩn mực kế toán số 10 không đề cập đến việc trình bày các luồng tiền phát sinh. Từ các giao dịch bằng ngoại tệ và từ việc chuyển đổi các luồng tiền của một hoạt động ở nước ngoài trong BCLCTT.

2.2. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

2.2.1. Hoạt động ở nước ngoài – chuẩn mực kế toán số 10:

Là các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, hợp tác kinh doanh, hoạt động liên kết kinh doanh của doanh nghiệp lập báo cáo. Mà hoạt động của các đơn vị này được thực hiện ở một nước khác ngoài Việt Nam.

2.2.2. Cơ sở ở nước ngoài – chuẩn mực kế toán số 10:

Là một hoạt động ở nước ngoài. Mà các hoạt động của nó là một phần độc lập đối với doanh nghiệp lập báo cáo.

2.2.3. Đơn vị tiền tệ kế toán – chuẩn mực kế toán số 10:

Là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

2.2.4. Ngoại tệ – chuẩn mực kế toán số 10:

Là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp.

2.2.5. Tỷ giá hối đoái – chuẩn mực kế toán số 10:

Là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.

2.2.6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái – chuẩn mực kế toán số 10:

Là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế. Hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán. Theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.

2.2.7. Tỷ giá hối đoái cuối kỳ – chuẩn mực kế toán số 10:

Là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập Bảng Cân đối kế toán.

2.2.8. Đầu tư thuần tại một cơ sở ở nước ngoài – chuẩn mực kế toán số 10:

Là phần vốn của doanh nghiệp báo cáo trong tổng tài sản thuần của cơ sở nước ngoài đó.

2.2.9. Các khoản mục tiền tệ – chuẩn mực kế toán số 10:

Là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu. Hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định. Hoặc có thể xác định được.

2.2.10. Các khoản mục phi tiền tệ – chuẩn mực kế toán số 10:

Là các khoản mục không phải là các khoản mục tiền tệ.

2.2.11. Giá trị hợp lý – chuẩn mực kế toán số 10:

Là giá trị tài sản có thể được trao đổi. Hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 10

Các giao dịch bằng ngoại tệ

1. Ghi nhận ban đầu

1.1. Một giao dịch bằng ngoại tệ (NT)

Bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:

(a) Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng NT;

(b) Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng NT;

(c) Trở thành một đối tác của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện;

(d) Mua hoặc thanh lý các TS; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng NT;

(e) Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.

1.2. Một giao dịch bằng NT. Phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán

Bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.

1.3. Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch được coi là tỷ giá giao ngay.

Doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày giao dịch. Ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc tháng. Có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch phát sinh của mỗi loại ngoại tệ trong tuần, tháng đó. Nếu tỷ giá hối đoái giao động mạnh. Thì doanh nghiệp không được sử dụng tỷ giá trung bình cho việc kế toán của tuần hoặc tháng kế toán đó.

2. Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán

2.1. Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán:

(a) Các khoản mục tiền tệ có gốc NT. Phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;

(b) Các khoản mục phi tiền tệ có gốc NT. Phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch;

(c) Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng NT. Phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định giá trị hợp lý.

2.2. Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán có liên quan.

Ví dụ hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá. Cho dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc, nguyên giá. Hay giá trị hợp lý, giá trị ghi sổ được xác định của các khoản mục có gốc NT. Sau đó sẽ được báo cáo theo đơn vị tiền tệ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực này.

3. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

3.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi

Thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc NT. Hoặc trong việc BC các khoản mục tiền tệ có gốc NT của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu. Hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau:

(a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập,

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh. Khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc NT. Để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh. Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc NT cuối năm tài chính. Được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên BCĐKT. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng. Thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Được phân bổ dần vào thu nhập. Hoặc chi phí SXKD trong thời gian tối đa là 5 năm.

(b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động,

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh. Khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc NT. Và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc NT cuối năm tài chính. Sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính. Ngoại trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái quy định trong đoạn 12c, 14, 16.

(c) Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái

Thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ. Được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc NT. Đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

3.2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận

Khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc NT. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó. Nếu giao dịch được thanh toán ở các kỳ kế toán sau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ. Cho đến kỳ giao dịch đó được thanh toán.

4. Đầu tư thuần vào cơ sở ở nước ngoài

4.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Về bản chất thuộc phần vốn đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo tại một cơ sở ở nước ngoài. Thì được phân loại như là vốn chủ sở hữu trong BCTC của doanh nghiệp. Cho đến khi thanh lý khoản đầu tư này. Tại thời điểm đó các khoản chênh lêch tỷ giá hối đoái này sẽ được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 30.

4.2. Một doanh nghiệp có thể có các khoản mục tiền tệ phải thu. Hoặc phải trả đối với cơ sở ở nước ngoài.

Một khoản mục mà việc thanh toán không được xác định. Hoặc có thể không xảy ra trong một khoảng thời gian có thể đoán trước trong tương lai. Về bản chất, làm tăng lên hoặc giảm đi khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp ở cơ sở nước ngoài đó. Các khoản mục tiền tệ này. Có thể bao gồm các khoản phải thu dài hạn. Hoặc các khoản vay. Nhưng không bao gồm các khoản phải thu thương mại và các khoản phải trả thương mại.

4.3. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ

Được hạch toán như một khoản hạn chế rủi ro cho khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp tại một cơ sở ở nước ngoài. Sẽ được phân loại như là vốn chủ sở hữu trên BCTC của doanh nghiệp. Cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần. Tại thời điểm đó các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này. Sẽ được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 30.

BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI

1. Phân loại hoạt động ở nước ngoài

1.1. Phương pháp chuyển đổi các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài

Tùy theo mức độ phụ thuộc về tài chính và hoạt động với doanh nghiệp BC. Với mục đích này, các hoạt động ở nước ngoài được chia thành hai loại: “hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo” và “cơ sở ở nước ngoài”.

1.2. Hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo thực hiện HĐKD của mình như một bộ phận của doanh nghiệp báo cáo.

Ví dụ, hoạt động bán hàng nhập khẩu từ doanh nghiệp ở nước ngoài. Và chuyển số tiền thu được về doanh nghiệp báo cáo. Trong trường hợp này, sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền báo cáo và đồng tiền của nước có hoạt động ở nước ngoài. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động của doanh nghiệp BC. Do đó, sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến từng khoản mục tiền tệ của hoạt động ở nước ngoài hơn là khoản đầu tư thuần của doanh nghiệp báo cáo trong hoạt động đó.

1.3. Cơ sở ở nước ngoài

Là đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân ở nước sở tại.

Sử dụng đồng tiền của nước sở tại làm đơn vị tiền tệ kế toán. Cơ sở này có thể cũng tham gia vào các giao dịch bằng NT

Khi có một sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền báo cáo và đồng tiền của nước sở tại. Chỉ có ảnh hưởng nhỏ hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tại và tương lai của các luồng tiền

Thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến khoản đầu tư ròng của doanh nghiệp báo cáo hơn là đối với các khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ riêng lẻ của cơ sở ở nước ngoài.

2. Những đặc điểm nhận biết một cơ sở ở nước ngoài:

(a) Các hoạt động ở nước ngoài được tiến hành với mức độ độc lập cao với doanh nghiệp BC.

(b) Các giao dịch với doanh nghiệp BC chiếm tỷ trọng không lớn trong các hoạt động ở nước ngoài.

(c) Các hoạt động ở nước ngoài tự tài trợ.

(d) Các chi phí về lao động, nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành khác của sản phẩm. Hoặc dịch vụ của hoạt động ở nước ngoài được chi trả. Và thanh toán chủ yếu bằng đồng tiền của nước sở tại hơn là đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo.

(đ) Doanh thu của hoạt động ở nước ngoài chủ yếu bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo;

(e) Lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp báo cáo. Là biệt lập với các hoạt động hàng ngày của hoạt động ở nước ngoài. Không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động của hoạt động ở nước ngoài.

3. Hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo

3.1. Các báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo

Sẽ được chuyển đổi theo các quy định từ đoạn 7 đến đoạn 16 như là hoạt động của chính doanh nghiệp báo cáo.

3.2. Từng khoản mục trong báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài được chuyển đổi như giao dịch của hoạt động ở nước ngoài

Được thực hiệc bởi doanh nghiệp báo cáo. Nguyên giá và khấu hao TSCĐ. Được quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua tài sản. Nếu TS tính theo giá trị hợp lý. Thì sử dụng tỷ giá tại ngày xác định giá trị hợp lý. Trị giá hàng tồn kho được quy đổi theo tỷ giá. Tại thời điểm xác định trị giá hàng tồn kho. Khoản có thể thu hồi hoặc giá trị có thể thực hiện của một tài sản được chuyển đổi theo tỷ giá thực tế. Tại thời điểm các khoản này được xác định.

3.3. Trên thực tế, một tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại ngày diễn ra hoạt động giao dịch thường được sử dụng.

Ví dụ tỷ giá trung bình trong tuần hoặc tháng. Có thể được sử dụng cho tất cả các giao dịch bằng ngoại tệ diễn ra trong thời kỳ đó. Tuy nhiên, nếu tỷ giá hối đoái dao động mạnh, việc sử dụng tỷ giá trung bình cho một giai đoạn là không thể áp dụng được.

4. Cơ sở ở nước ngoài

4.1. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài. Để tổng hợp vào BCTC của doanh nghiệp báo cáo. Phải tuân theo những quy định sau:

a) Tài sản và nợ phải trả (cả khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ) của cơ sở ở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ;

b) Các khoản mục về doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài. Được quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch. Trường hợp BC của cơ sở ở nước ngoài. Được BC bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát. Thì doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ;

c) Tất cả các khoản chênh lệch hối đoái. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài. Để tổng hợp vào BCTC của doanh nghiệp BC. Phải được phân loại như là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp BC. Cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó.

4.2. Trường hợp tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế

Thì tỷ giá trung bình được sử dụng để chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí của cơ sở ở nước ngoài.

4.3. Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài:

a) Chuyển đổi các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Các tài sản và các khoản nợ phải trả theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ;

b) Chuyển đổi khoản đầu tư thuần đầu kỳ. Tại cơ sở ở nước ngoài theo một tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được phản ánh kỳ trước;

c) Các khoản thay đổi khác liên quan đến vốn chủ sở hữu tại cơ sở nước ngoài.

4.4. Kết luận

Những khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này. Không được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ. Những khoản thay đổi tỷ giá này thường có ít ảnh hưởng. Hoặc ảnh hưởng không trực tiếp đến các luồng tiền từ hoạt động hiện tại. Và trong tương lai của cơ sở ở nước ngoài. Cũng như của doanh nghiệp báo cáo. Khi một cơ sở ở nước ngoài được hợp nhất. Nhưng không phải là sở hữu toàn bộ. Thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế phát sinh từ việc chuyển đổi. Và gắn liền với phần đầu tư vào cơ sở ở nước ngoài của cổ đông thiểu số. Phải được phân bổ và được BC như là một phần sở hữu của cổ đông thiểu số. Tại cơ sở ở nước ngoài trong BCĐKT hợp nhất.

4.5. Mọi giá trị lợi thế thương mại phát sinh khi mua cơ sở ở nước ngoài. Và mọi sự điều chỉnh giá trị hợp lý về giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả phát sinh trong quá trình mua cơ sở ở nước ngoài đều được xử lý như là:

a) Tài sản và nợ phải trả của cơ sở ở nước ngoài được chuyển đổi theo tỷ giá cuối kỳ như quy định tại đoạn 23.

b) Tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp báo cáo đã được thể hiện bằng ngoại tệ báo cáo, hoặc là khoản mục phi tiền tệ, được báo cáo theo tỷ giá tại ngày giao dịch như quy định tại đoạn 10(b).

4.6. Việc hợp nhất BCTC của cơ sở ở nước ngoài vào BCTC của doanh nghiệp báo cáo

Phải tuân theo các thủ tục hợp nhất thông thường. Như loại bỏ các số dư trong tập đoàn và các nghiệp vụ với các công ty trong tập đoàn của một công ty con. Tuy nhiên, một khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong một khoản mục tiền tệ trong tập đoàn. Dù là ngắn hạn hay dài hạn cũng không thể loại trừ vào khoản tương ứng trong số dư khác trong tập đoàn. Bởi vì khoản mục tiền tệ này thể hiện một sự cam kết để chuyển đổi một ngoại tệ thành một ngoại tệ khác. Và đưa đến lãi hoặc lỗ cho doanh nghiệp báo cáo do thay đổi tỷ giá hối đoái. Vì vậy, trong báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp báo cáo. Chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí.

4.7. Ngày lập báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài phải phù hợp với ngày lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo.

Trường hợp không thể lập được báo cáo tài chính cùng ngày. Thì cho phép tổng hợp báo cáo tài chính có ngày khác biệt không quá 3 tháng. Trường hợp này, tài sản và nợ phải trả của cơ sở ở nước ngoài. Được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày lập Bảng cân đối kế toán của cơ sở ở nước ngoài. Khi có sự thay đổi lớn về tỷ giá hối đoái giữa ngày lập báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài so với ngày lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo. Thì phải có sự điều chỉnh thích hợp từ ngày đó cho đến ngày lập BCĐKT của doanh nghiệp báo cáo.

5. Thanh lý cơ sở ở nước ngoài

5.1. Khi thanh lý cơ sở ở nước ngoài, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế đã bị hoãn lại

Theo quy định tại đoạn 24.c) và liên quan đến cơ sở ở nước ngoài đó sẽ được ghi nhận. Là thu nhập hoặc chi phí cùng với kỳ mà lãi hoặc lỗ về việc thanh lý được ghi nhận.

5.2. Một doanh nghiệp có thể thanh lý khoản đầu tư tại một cơ sở ở nước ngoài thông qua bán, phát mại, thanh toán lại vốn cổ phần. Hoặc từ bỏ tất cả hoặc một phần vốn ở cơ sở đó.

Thanh toán cổ tức là một hình thức thanh lý chỉ khi nó là một sự thu hồi khoản đầu tư. Trường hợp thanh lý từng phần, chỉ có chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế liên quan đến phần vốn sở hữu được tính vào lãi hoặc lỗ. Một sự ghi giảm giá trị kế toán của cơ sở nước ngoài không tạo nên thanh lý từng phần. Trường hợp này, không có phần lãi hoặc lỗ nào về chênh lệch tỷ giá hối đoái hoãn lại. Được ghi nhận vào thời điểm ghi giảm.

6. Sự thay đổi trong việc phân loại hoạt động ở nước ngoài

6.1. Khi có sự thay đổi trong việc phân loại hoạt động ở nước ngoài

Các quy định chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài được áp dụng kể từ ngày thay đổi phân loại đó.

6.2. Việc phân loại hoạt động ở nước ngoài có thể thay đổi khi

Có sự thay đổi mức độ phụ thuộc về tài chính. Và hoạt động với doanh nghiệp báo cáo. Khi hoạt động ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo được phân loại lại như một cơ sở ở nước ngoài. Thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ việc chuyển đổi tài sản phi tiền tệ. Được phân loại như là vốn chủ sở hữu tại ngày phân loại lại. Khi một cơ sở ở nước ngoài được phân loại lại như một hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo.  Giá trị đã được chuyển đổi của những khoản mục tài sản phi tiền tệ. Tại ngày chuyển đổi được coi như là giá gốc của chúng trong kỳ thay đổi. Và các kỳ tiếp theo. Chênh lệch tỷ giá hối đoái hoãn lại không được ghi nhận. Là thu nhập hoặc chi phí cho đến khi thanh lý hoạt động.

Trình bày báo cáo tài chính – Chuẩn mực kế toán số 10

1. Doanh nghiệp phải trình bày trong báo cáo tài chính:

a) Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận trong lãi hoặc lỗ thuần trong kỳ;

b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái thuần được phân loại như vốn chủ sở hữu (theo đoạn 12a, đoạn14) và phản ánh là một phần riêng biệt của vốn chủ sở hữu và phải trình bày cả khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đầu kỳ và cuối kỳ;

2. Khi đơn vị tiền tệ báo cáo khác với đồng tiền của nước sở tại mà doanh nghiệp đang hoạt động

Doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do, kể cả khi thay đổi đơn vị tiền tệ báo cáo.

3. Khi có sự thay đổi trong việc phân loại hoạt động ở nước ngoài có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp báo cáo. Thì doanh nghiệp phải trình bày:

a) Bản chất của sự thay đổi trong việc phân loại;

b) Lý do thay đổi;

c) ảnh hưởng của sự thay đổi trong việc phân loại đến vốn chủ sở hữu;

d) Tác động đến lãi, lỗ thuần của kỳ trước có ảnh hưởng trong việc phân loại diễn ra ở đầu kỳ gần nhất.

4. Doanh nghiệp phải trình bày phương pháp được lựa chọn

Theo quy định tại đoạn 27) để chuyển đổi các điều chỉnh về giá trị lợi thế thương mại và giá trị hợp lý phát sinh trong việc mua cơ sở ở nước ngoài.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...