CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 08: NHỮNG KHOẢN VỐN GÓP LIÊN DOANH
Chuẩn mực kế toán số 08. Quy định chung về các nguyên tắc, phương pháp kế toán về các khoản vốn góp liên doanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm:
Chuẩn mực kế toán số 04: Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho
QUY ĐỊNH CHUNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 08
1. Mục đích của chuẩn mực kế toán số 08 – vốn góp liên doanh
Là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc. Và phương pháp kế toán về các khoản vốn góp liên doanh, gồm:
– Các hình thức liên doanh
– Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các bên góp vốn liên doanh. Làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán
– Lập báo cáo tài chính của các bên góp vốn liên
2. Chuẩn mực ké toán số 08 áp dụng cho kế toán những khoản vốn góp liên doanh, gồm:
– Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát;
– Tài sản được đồng kiểm soát;
– Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
3. Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực kế toán số 08 được hiểu như sau:
3.1. Liên doanh – chuẩn mực kế toán số 08:
Là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên. Để cùng thực hiện hoạt động kinh tế. Mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Các hình thức liên doanh quy định trong chuẩn mực kế toán số 08 gồm:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh. Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh. Tài sản được đồng kiểm soát;
- Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
3.2. Kiểm soát – chuẩn mực kế toán số 08:
Là quyền chi phối các chính sách tài chính. Và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế liên quan đến vốn góp liên doanh. Nhằm thu được lợi ích từ hoạt động kinh tế đó.
3.3. Đồng kiểm soát – chuẩn mực kế toán số 08:
Là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính. Và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng.
3.4. Ảnh hưởng đáng kể – chuẩn mực kế toán số 08:
Là quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính. Và hoạt động của một hoạt động kinh tế. Nhưng không phải là quyền kiểm soát hay quyền đồng kiểm soát đối với những chính sách này.
3.5. Bên góp vốn liên doanh – chuẩn mực kế toán số 08:
Là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó.
3.6. Nhà đầu tư trong liên doanh – chuẩn mực kế toán số 08:
Là một bên tham gia vào liên doanh. Nhưng không có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó.
3.7. Phương pháp vốn chủ sở hữu – chuẩn mực kế toán số 08:
Là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần. Của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Báo cáo KQHĐKD phải phản ánh lợi ích của bên góp vốn liên doanh. Từ kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
3.8. Phương pháp giá gốc – chuẩn mực kế toán số 08:
Là phương pháp kế toán mà khoản vốn góp liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó không được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong tài sản thuần của cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát. Báo cáo KQHĐKD chỉ phản ánh khoản thu nhập của bên góp vốn liên doanh được phân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của liên doanh phát sinh sau khi góp vốn liên doanh.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 08
1. Các hình thức liên doanh – Chuẩn mực kế toán số 08
4. Chuẩn mực kế toán số 08 đề cập đến 3 hình thức liên doanh:
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức HĐKD được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (hoạt động được đồng kiểm soát);
– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (tài sản được đồng kiểm soát);
– Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát. Bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát).
2. Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung như sau:
a. Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng;
b. Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.
2.1. Thỏa thuận bằng hợp đồng – chuẩn mực kế toán số 08
5. Thỏa thuận bằng hợp đồng phân biệt quyền đồng kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh với lợi ích của khoản đầu tư
Tại những công ty liên kết mà trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể (xem Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”).
Chuẩn mực kế toán số 08. Quy định những hoạt động mà hợp đồng không thiết lập quyền đồng kiểm soát. Thì không phải là liên doanh.
6. Thoả thuận bằng hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:
Nêu trong hợp đồng hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên góp vốn liên doanh;
Nêu trong các điều khoản hay các quy chế khác của liên
Thỏa thuận bằng hợp đồng được trình bày bằng văn bản và bao gồm các nội dung sau:
a. Hình thức hoạt động, thời gian hoạt động và nghĩa vụ báo cáo của các bên góp vốn liên doanh;
b. Việc chỉ định Ban quản lý hoạt động kinh tế của liên doanh và quyền biểu quyết của các bên góp vốn liên doanh;
c. Phần vốn góp của các bên góp vốn liên doanh;
d. Việc phân chia sản phẩm, thu nhập, chi phí hoặc kết quả của liên doanh cho các bên góp vốn liên
7. Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh
Để đảm bảo không một bên góp vốn liên doanh nào có quyền đơn phương kiểm soát các hoạt động của liên doanh. Thỏa thuận trong hợp đồng cũng nêu rõ các quyết định mang tính trọng yếu. Để đạt được mục đích hoạt động của liên doanh. Các quyết định này đòi hỏi sự thống nhất của tất cả các bên góp vốn liên doanh. Hoặc đa số những người có ảnh hưởng lớn trong các bên góp vốn liên doanh theo quy định của chuẩn mực kế toán số 08.
8. Thỏa thuận bằng hợp đồng có thể chỉ định rõ một trong các bên góp vốn liên doanh đảm nhiệm việc điều hành hoặc quản lý liên doanh.
Bên điều hành liên doanh không kiểm soát liên doanh. Mà thực hiện trong khuôn khổ những chính sách tài chính. Và hoạt động đã được các bên nhất trí trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng và ủy nhiệm cho bên điều hành. Nếu bên điều hành liên doanh có toàn quyền quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của hoạt động kinh tế. Thì bên đó là người kiểm soát. và khi đó không tồn tại liên Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh HĐKD. Được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh
9. Hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát
Là hoạt động của một số liên doanh được thực hiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác của các bên góp vốn liên doanh. Mà không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Mỗi bên góp vốn liên doanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Hoạt động của liên doanh có thể được nhân viên của mỗi bên góp vốn liên doanh. Tiến hành song song với các hoạt động khác của bên góp vốn liên doanh đó. Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường quy định căn cứ phân chia doanh thu. Và khoản chi phí chung phát sinh từ hoạt động liên doanh cho các bên góp vốn liên doanh
10. Ví dụ hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát
Là khi hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh cùng kết hợp các hoạt động. Nguồn lực và kỹ năng chuyên môn để sản xuất. Khai thác thị trường và cùng phân phối một sản phẩm nhất định. Như khi sản xuất một chiếc máy bay, các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất do mỗi bên góp vốn liên doanh đảm nhiệm. Mỗi bên phải tự mình trang trải các khoản chi phí phát sinh và được chia doanh thu từ việc bán máy bay. Phần chia này được căn cứ theo thoả thuận ghi trong hợp đồng.
11. Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh các hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát trong báo cáo tài chính của mình, gồm:
a. Tài sản do bên góp vốn liên doanh kiểm soát và các khoản nợ phải trả mà họ phải gánh chịu;
b. Chi phí phải gánh chịu và doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ
12. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát, liên doanh không phải lập sổ kế toán và báo cáo tài chính riêng.
Tuy nhiên, các bên có vốn góp liên doanh. Có thể mở sổ kế toán để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc tham gia liên
Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản. Được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh
13. Một số liên doanh thực hiện việc đồng kiểm soát. Và thường là đồng sở hữu đối với tài sản được góp. Hoặc được mua bởi các bên góp vốn liên doanh. Và được sử dụng cho mục đích của liên doanh.
Các tài sản này được sử dụng để mang lại lợi ích cho các bên góp vốn liên. Mỗi bên góp vốn liên doanh được nhận sản phẩm từ việc sử dụng tài sản. Và chịu phần chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng.
14. Hình thức liên doanh này không đòi hỏi phải thành lập một cơ sở kinh doanh mới.
Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền kiểm soát phần lợi ích trong tương lai thông qua phần vốn góp của mình vào tài sản được đồng kiểm soát.
15. Hoạt động trong công nghệ dầu mỏ, hơi đốt và khai khoáng thường sử dụng hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát.
Ví dụ một số công ty sản xuất dầu khí cùng kiểm soát và vận hành một đường ống dẫn dầu. Mỗi bên góp vốn liên doanh sử dụng đường ống dẫn dầu này để vận chuyển sản phẩm. Và phải gánh chịu một phần chi phí vận hành đường ống này theo thoả thuận. Một ví dụ khác đối với hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát. Là khi hai doanh nghiệp cùng kết hợp kiểm soát một tài sản, mỗi bên được hưởng một phần tiền nhất định thu được từ việc cho thuê tài sản và chịu một phần chi phí cho tài sản đó.
16. Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh tài sản được đồng kiểm soát trong báo cáo tài chính của mình, gồm:
a. Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản;
b. Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên góp vốn liên doanh;
c. Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;
d. Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;
e. Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên
17. Mỗi bên góp vốn liên doanh phải phản ánh trong báo cáo tài chính các yếu tố liên quan đến tài sản được đồng kiểm soát:
a. Phần vốn góp vào tài sản được đồng kiểm soát, được phân loại dựa trên tính chất của tài sản chứ không phân loại như một dạng đầu tư. Ví dụ: Đường ống dẫn dầu do các bên góp vốn liên doanh đồng kiểm soát được xếp vào khoản mục tài sản cố định hữu hình;
b. Các khoản nợ phải trả phát sinh của mỗi bên góp vốn liên doanh, ví dụ: Nợ phải trả phát sinh trong việc bỏ tiền mua phần tài sản để góp vào liên doanh;
c. Phần nợ phải trả phát sinh chung phải chịu cùng với các bên góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh;
d. Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh; và
e. Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh, ví dụ: Các khoản chi phí liên quan đến tài sản đã góp vào liên doanh và việc bán sản phẩm được
18. Việc hạch toán tài sản được đồng kiểm soát phản ánh nội dung, thực trạng kinh tế và thường là hình thức pháp lý của liên doanh.
Những ghi chép kế toán riêng lẻ của liên doanh chỉ giới hạn trong những chi phí phát sinh chung có liên quan đến tài sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh và cuối cùng do các bên góp vốn liên doanh chịu theo phần được chia đã thoả thuận. Trong trường hợp này liên doanh không phải lập sổ kế toán và báo cáo tài chính riêng. Tuy nhiên, các bên góp vốn liên doanh có thể mở sổ kế toán để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong việc tham gia liên doanh.
Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh
19. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ sở được đồng kiểm soát)
Đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các doanh nghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liên doanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tế của cơ sở này.
20. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản. Các khoản nợ phải trả, thu nhập và chi phí phát sinh tại đơn vị mình.
Cơ sở kinh doanh này sử dụng tên của liên doanh trong các hợp đồng, giao dịch kinh tế. Và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục đích của liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh. Hoặc được chia sản phẩm của liên doanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên
21. Ví dụ một cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát:
a. Hai đơn vị trong nước hợp tác bằng cách góp vốn thành lập một cơ sở kinh doanh mới do hai đơn vị đó đồng kiểm soát để kinh doanh trong một ngành nghề nào đó;
b. Một đơn vị đầu tư ra nước ngoài cùng góp vốn với một đơn vị ở nước đó. Để thành lập một cơ sở kinh doanh mới do hai đơn vị này đồng kiểm soát;
c. Một đơn vị nước ngoài đầu tư vào trong nước cùng góp vốn với một đơn vị trong nước. Để thành lập một cơ sở kinh doanh mới do hai đơn vị này đồng kiểm soát.
22. Một số trường hợp, cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát
Về bản chất giống như các hình thức liên doanh hoạt động được đồng kiểm soát hoặc tài sản được đồng kiểm soát.
23. Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát
Phải tổ chức công tác kế toán riêng như các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán.
24. Các bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tiền hoặc bằng các tài sản khác vào liên doanh.
Phần vốn góp này phải được ghi sổ kế toán của bên góp vốn liên doanh và phải được phản ánh trong các BCTC. Như một khoản mục đầu tư vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
Báo cáo tài chính riêng của bên góp vốn liên doanh
25. Bên góp vốn liên doanh lập và trình bày khoản vốn góp liên doanh trên báo cáo tài chính riêng theo phương pháp giá gốc.
Báo cáo tài chính hợp nhất của các bên góp vốn liên doanh
26. Nếu bên góp vốn liên doanh lập báo cáo tài chính hợp nhất
Thì trong báo cáo tài chính hợp nhất phải báo cáo phần vốn góp của mình vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
27. Bên góp vốn liên doanh ngừng sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu
Kể từ ngày bên góp vốn liên doanh kết thúc quyền đồng kiểm soát. Hoặc không có ảnh hưởng đáng kể đối với cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.
Trường hợp ngoại trừ đối với phương pháp vốn chủ sở hữu
28. Bên góp vốn liên doanh phải hạch toán các khoản vốn góp sau đây theo phương pháp giá gốc:
a. Khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát được mua và giữ lại để bán trong tương lai gần (dưới 12 tháng);
b. Khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát hoạt động trong điều kiện có nhiều hạn chế khắt khe lâu dài làm giảm đáng kể khả năng chuyển vốn về bên góp vốn liên
29. Việc sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu là không hợp lý
Nếu phần vốn góp vào cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát được mua và giữ lại để bán trong khoảng thời gian dưới 12 tháng. Điều này cũng không hợp lý khi cơ sở kinh doanh hoạt động trong điều kiện có nhiều hạn chế khắt khe lâu dài làm giảm đáng kể khả năng chuyển vốn về bên góp vốn liên
30. Trường hợp cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát trở thành công ty con của một bên góp vốn liên doanh,
Thì bên góp vốn liên doanh này phải hạch toán các khoản vốn góp liên doanh của mình theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.
Nghiệp vụ giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và liên doanh
31. Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản vào liên doanh. Thì việc hạch toán các khoản lãi hay lỗ từ nghiệp vụ giao dịch này phải phản ánh được bản chất của nó.
Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác.
Bên góp vốn liên doanh phải hạch toán toàn bộ giá trị bất kỳ khoản lỗ nào nếu việc góp vốn bằng tài sản được thực hiện với giá trị đánh giá lại thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản lưu động hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định.
32. Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh thì việc hạch toán các khoản lãi hay lỗ từ nghiệp vụ giao dịch này phải phản ánh được bản chất của nó.
Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản. Và tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập. Thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác.
Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập. Thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho liên doanh.
Bên góp vốn liên doanh phải hạch toán toàn bộ giá trị bất kỳ khoản lỗ nào nếu việc bán tài sản cho liên doanh được thực hiện với giá thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản lưu động hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định.
33. Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của liên doanh thì việc hạch toán các khoản lãi hay lỗ từ nghiệp vụ giao dịch này phải phản ánh được bản chất của nghiệp vụ đó.
Nếu bên góp vốn liên doanh mua tài sản của liên doanh và chưa bán lại tài sản này cho một bên thứ ba độc lập. Thì bên góp vốn liên doanh đó không phải hạch toán phần lãi của mình trong liên doanh thu được từ giao dịch này.
Nếu bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho một bên thứ ba độc lập. Thì được ghi nhận phần lãi thực tế tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh.
Bên góp vốn liên doanh phải hạch toán phần lỗ của mình trong liên doanh phát sinh từ giao dịch này. Theo phương pháp hạch toán phần lãi trình bày ở đoạn này. Trừ khi các khoản lỗ này đã được ghi nhận ngay do giá mua thấp hơn giá trị thuần. Có thể thực hiện được của tài sản lưu động. Hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định.
Báo cáo phần vốn góp liên doanh trong báo cáo tài chính của nhà đầu tư
34. Nhà đầu tư trong liên doanh nhưng không có quyền đồng kiểm soát
Phải hạch toán phần vốn góp liên doanh tuân theo quy định của chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính”. Trường hợp nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể trong liên doanh thì được hạch toán theo Chuẩn mực kế toán số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”.
Trình bày báo cáo tài chính
35. Bên góp vốn liên doanh phải trình bày tổng giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên, trừ khi khả năng lỗ là thấp và tồn tại biệt lập với giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên khác, như sau:
a. Bất kỳ khoản nợ ngẫu nhiên mà bên góp vốn liên doanh phải gánh chịu. Liên quan đến phần vốn của bên góp vốn liên doanh góp vào liên doanh và phần. Mà bên góp vốn liên doanh cùng phải gánh chịu với các bên góp vốn liên doanh khác từ mỗi khoản nợ ngẫu nhiên;
b. Phần các khoản nợ ngẫu nhiên của liên doanh. Mà bên góp vốn liên doanh phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên;
c. Các khoản nợ ngẫu nhiên phát sinh do bên góp vốn liên doanh. Phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên đối với các khoản nợ của các bên góp vốn liên doanh khác trong liên
36. Bên góp vốn liên doanh phải trình bày riêng biệt tổng giá trị của các khoản cam kết sau đây theo phần vốn góp vào liên doanh của bên góp vốn liên doanh với các khoản cam kết khác:
a. Bất kỳ khoản cam kết về tiền vốn nào của bên góp vốn liên doanh liên quan đến phần vốn góp liên doanh của họ trong liên doanh. Và phần bên góp vốn liên doanh phải gánh chịu trong cam kết về tiền vốn với các bên góp vốn liên doanh khác;
b. Phần cam kết về tiền vốn góp liên doanh của bên góp vốn liên doanh trong liên
37. Bên góp vốn liên doanh
Phải trình bày chi tiết các khoản vốn góp liên doanh quan trọng mà bên góp vốn liên doanh tham
38. Bên góp vốn liên doanh không lập báo cáo tài chính hợp nhất,
Vì không có các công ty con mà phải trình bày các thông tin tài chính theo yêu cầu quy định ở đoạn 35, 36 và
39. Bên góp vốn liên doanh không có công ty con
Không lập báo cáo tài chính hợp nhất và phải cung cấp các thông tin liên quan đến khoản vốn góp liên doanh của họ trong liên doanh . Như những bên góp vốn liên doanh có công ty /.