Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn năm 2017

CÁCH TÍNH THUẾ TNDN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

Thu nhập để tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần. Hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (cả TH bán doanh nghiệp)

Tham khảo: Chi phí đào tạo nhân viên có được trừ khi tính thuế tndn

Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn năm 2017
Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn

1. Hình thức chuyển nhượng vốn

– Trường hợp 1: Doanh nghiệp chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền. Mà nhận bằng tài sản, cổ phiếu…có phát sinh thu nhập. Thì phải chịu thuế TNDN. Giá được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.

– Trường hợp 2: Doanh nghiệp bán toàn bộ Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản. Thì kê khai và nộp thuế TNDN theo mẫu 08 của Thông tư 78/2014

Tham khảo: Các khoản thu nhập khác tính là thu nhập chịu thuế

2. Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn:

Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu vốn.

3. Công thức tính thu nhập từ chuyển nhượng vốn:

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN

Thu nhập tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn = Giá chuyển nhượng Giá mua của phần vốn chuyển nhượng Chi phí chuyển nhượng

3.1. Giá chuyển nhượng:

– Giá chuyển nhượng: là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.

3.1.1. Chuyển nhượng vốn theo hình thức trả góp, trả chậm

– Trường hợp: chuyển nhượng vốn theo hình thức trả góp, trả chậm. Thì giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được không bao gồm lãi trả góp, trả chậm

3.1.2. Chuyển nhượng vốn không quy định giá chuyển nhượng

– Trường hợp chuyển nhượng không quy định giá chuyển nhượng hoặc cơ quan thuế xác định giá chuyển nhượng không phù hợp theo giá thị trường cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định lại giá chuyển nhượng.

3.1.3. Chuyển nhượng một phần vốn góp không theo giá thị trường

– Trường hợp: Doanh nghiệp chuyển nhượng một phần vốn góp mà giá chuyển nhượng của phần vốn góp này không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.

3.1.4. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng:

+ Tài liệu điều tra của cơ quan thuế

+ Hoặc: Giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế

+ Hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng.

+ Hoặc: Giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3.1.5. Hình thức thanh toán:

Giá chuyển nhượng từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng

3.2. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng:

– Nếu phần vốn chuyển nhượng là giá trị phần vốn góp: thì giá mua được xác định trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng vốn và được các bên tham gia đầu tư vốn, hợp tác kinh doanh xác nhận hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Nếu phần vốn chuyển nhượng là do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua, được xác định căn cứ vào hợp đồng chứng từ thanh toán mua lại phần vốn góp

– Nếu phần vốn chuyển nhượng có nguồn gốc một phần do vay vốn thì giá mua bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.

– Doanh nghiệp hạch toán bằng đồng tiền nào thì khi chuyển nhượng  phải quy đổi theo đồng tiền đó theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng

3.3. Chi phí chuyển nhượng:

– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi phí thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng bao gồm:

+ Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng

+ Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng

+ Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh

4. Ví dụ minh họa về chuyển nhượng vốn:

Công ty TNHH Phúc Lâm góp 500 tỷ đồng gồm 350 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 150 tỷ đồng tiền mặt để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất hộp carton. Sau một thời gian, Công ty TNHH Phúc Lâm chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho Công ty TNHH Tuấn Thành với giá chuyển nhượng 650 tỷ đồng, chi phí chuyển nhượng là 50 tỷ đồng

– Giá chuyển nhượng: 650 tỷ đồng

– Giá mua của phần vốn chuyển nhượng: 500 tỷ đồng

– Chi phí chuyển nhượng: 50 tỷ đồng

Vậy: Thu nhập để tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn = 650-500-50= 100 tỷ đồng

Ghi chú: Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo luật đầu tư, luật doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn thì tổ chức cá nhân nhận chuyển nhượng vốn hoặc doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thay

Xem thêm: Cách chuyển lỗ thuế TNDN giữa các năm

Có 11 bình luận

  1. Avatar of Thuy
    Thuy đã viết:

    Cho mình hỏi: Cty mình có nhận vốn chuyển nhượng của 1 cá nhân là đại diện của một cty nước ngoài ko cư trú tại Việt Nam, vậy phần chuyển nhượng này công ty em kê khai thuế tính TNDN hay TNCN cho cá nhân đại diện cho cty nước ngoài ạ.? và kê khai theo mẫu nào? hướng dẫn giúp em với.

  2. Avatar of nguyễn thị phượng
    nguyễn thị phượng đã viết:

    Cho mình hỏi Công ty mình trong năm chuyển nhượng cổ phiếu cho 2 cá nhân, bây giờ quyết toán thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn như thế nào? mẫu nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *