Khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân. Kế toán Việt Hưng chia sẻ bài viết giúp bạn đọc hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân – riêng phạm trù thuế không thôi đã khá là phức tạp rồi.
XEM THÊM:
Hoàn thuế thu nhập cá nhân trong doanh nghiệp
Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và không cư trú
Khóa học thực hành kê khai báo cáo thuế
I. Khái niệm về lương
-Lương là khoản tiền mà người sử dụng lao đông trả cho người lao động.
-Lương, Thưởng là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp.Lương là chi phí tính để giảm trừ thuế TNDN. Nhưng khoản lương này phải nộp thuế TNCN nếu cao quá mức quy định của nhà nước.
- Vậy câu hỏi đặt ra : Cách tính TNCN năm 2019 như thế nào.Để trả lời câu hỏi này ,bài viết dưới đây sẽ trả lời cự thể về vấn đề này.
II. Cách tính thuế TNCN năm 2019 mới nhất
1. Thông tư hướng dẫn tính thu nhập cá nhân
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
2. Các loại hợp đồng lao động
- Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam, thường có những loại hợp đồng lao động phổ biến :
+ Hợp đồng dài hạn đóng bảo hiểm ( Trên 3 tháng)
+Hợp đồng thời vụ (Dưới 3 tháng ).
+Hợp đồng khoản.
3. Các đối tượng ký hợp đồng lao động
- Cá nhân cứ trú
- Cá nhân không cư trú
4. Cách tính thuế TNCN từng trượng hợp cụ thể
4.1. Cá nhân cư trú:
4.1.1. Đối với cá nhân cư trú : Ký hợp đồng đủ 3 tháng trở lên :
* Tình theo biểu lũy tiến từng phần : Tức là tính thuế theo từng mức lương khác nhau, mỗi mức lương một mức thuế khác nhau
* Theo Phụ lục :01/PL-TNCN Ban hành theo thông từ 111/2013/TT-BTC Ngày 15/08//2013 như sau :
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5%*TNTT | 5%TNTT |
2 | Trên 5tr đến 10 trđ | 10% | 0.25trđ+10%TNTT Trên 5 tr đồng | 10%TNTT -0.25trđ |
3 | Trên 10tr đến 18 trđ | 15% | 0.75trđ +15%TNTT Trên 10tr | 15%TNTT -0.75trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1.95 trđ +20%TNTT Trên 18tr | 20%TNTT -1.65 trđ |
5 | Trên 32 tr đến 52 trđ | 25% | 4.75 trđ +20%TNTT Trên 32tr | 20%TNTT -3.25trđ |
6 | Trên 52 tr đến 80 tr | 30% | 9.75 trđ +30%TNTT Trên 52tr | 30%TNTT -5.85trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9.85 trđ |
* Thu nhập tính thuế thì được tính như sau :
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – Các khoản giảm trừ.
Các khoản giảm trừ bao gồm :
- Tiền ăn ca.
- Bảo hiểm.
- Tiền giảm trừ bản thân 9.000.000 một tháng.
- Và giảm trừ người phụ thuộc (Nếu có): Như con (3.600.000 một người phụ thuộc một tháng).
- Vì dụ cụ thể về các tính thuế :
– Công ty kế toán thuế Việt Hưng, ký hợp đồng lao động với Nguyễn Thị Giang.
Và tham gia bảo hiểm từ T12/2018 với mức lương 20.000.000 đồng một tháng.có 1 con phụ thuộc.
Thì thu nhập tính thuế được tính dưới bảng sau :
Họ Và Tên | Tổng Lương một tháng | Bảo hiểm | Giảm trừ bản thân | Tiền ăn ca | Tổng thu nhập tính thuế |
Nguyễn Thị Giang | 20.000.000 | 1.050.000 | 12.600.000 | 680.000 | 5.670.000 |
+ Các số trên được tính như sau
- Bảo hiểm = 1.050.000 = 20.000.000 *0.105 ( Tỷ lệ bảo hiểm xã hội trích vào lương).
- Giảm trừ gia cảnh = 12.600.000 = 9.000.000 (giảm trừ bản thân) +3.600.00 ( giảm trừ gia cảnh )
- Tổng tính thuế = 20.000.000 -1.050.000 -12.600.000-680.000=5.670.000 đồng
– Áp dụng cách tính thuế trên phụ lục thì ta thấy : 5.670.000 thuộc bậc 2:
Chọn cách tính 2 thì
- Số thuế TNCN phải nộp của Nguyễn Thị Giang trong tháng 01/2019 là :
= 5.670.000 *0.10-0.25*1.000.000 =567.000 -250.000=317.000 đồng
- Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng dưới 3 tháng :
-Do theo sự thay đổi của bảo hierm thì ký hợp đồng 1 tháng thì phải đóng bảo hiểm cho nên có các trường hợp sau :
(1) Nếu ký hợp đồng dưới một tháng :
– Ký hợp đồng hoặc không hợp đồng dưới 1 tháng và có cam kết 02/CK-TNCN Thỏa mãn điều kiện:
+ Chỉ thu nhập một nơi
+ Một tháng thu nhập không đén mức chịu thuế thì không phải trích 10 % để nộp thuế
(2) Nếu ký đủ hợp đồng thời vụ 1 tháng và 3 tháng :
- Trích 10 % tổng thu nhập khấu trừ tại nguồn, và số thuế phải nộp được tính bẳng :
Tổng thu nhập KTTN = TNTT *10%
(3) Ví dụ cụ thể
* Trường hợp ký cam kết 02/CK-TNCN :
Công ty Kế toán Việt Hưng thuê Nguyễn Văn Công làm thời vụ 10 ngày trong một tháng 12/2018
Mỗi ngày 500.000 nghìn, và cả năm 2018 nguyễn văn công không làm ở đâu ngoài công ty Việt Hưng.
— > Như vậy Nguyễn Văn công thu nhập một tháng:
12/2018 = 5.000.000 mức lương này chưa đến 9.000.000 mức nộp thuế
Và cả năm chỉ thu nhập 1 nơi trường hợp này Nguyễn Văn Công làm cam kết mẫu 02/CK-TNCN thì chưa phải khấu trừ 10%.
* Trường hợp khấu trừ 10 % :
Công ty Kế toán Việt Hưng Thuê Nguyễn Văn Sơn làm thời vụ tháng 1/2019 và tháng 2/2019.
Thu nhập tháng 1 :7.000.000, và tháng 2 :6.000.000 thì mỗi tháng Kế toán Phải khấu trừ mỗi tháng 10 % tổng thu nhập khấu trù tài nguồn và :
+ Thuế phải nộp tháng 1 :=7.000.000 *10 % =700.000 đồng
+Thuế phải nộp tháng 2 = 6.000.000* 10% =600.000 đồng
4.2. Cá nhân không cư trú (Thường là người nước ngoài)
Đối với cá nhân không cư trú thì số thuế được tính bẳng:
+ Thuế phải nộp = 20 %*TNTT
+ Ví dụ : Công ty Kế toán Việt Hưng thuê Chuyên gia nước ngoài 1 tháng thu nhập 20.000.000 một tháng
--> Số thuế phải nộp một tháng = 20.0000.000 *20 % =4.000.000 đồng.
Trên đây là cách tính thuế TNCN Mới nhất , hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc kế toán của các bạn.Hẹn các bạn vào bài viết sau.
Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.
Anh chị cho em mẫu bảng lương tính thuế TNCN cho người nước ngoài vào email: thanhnhankt@gmail.com
Em cảm ơn anh chị