Kể từ năm 2017 tỷ lệ các doanh nghiệp chuyển hướng từ thương mại bổ sung thêm một số ngành nghề như sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm bạn cần chú ý đưa đúng phương pháp giá thành. Vì nếu bạn định hướng sai một năm thì các năm sau số liệu sẽ bị ảnh hưởng liên quan – hãy cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết ngay sau đây
Hiện nay có các phương pháp giá thành thường dùng như sau:
- Phương pháp giản đơn
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp đơn hàng
1. Giá thành sản phẩm là gì
Là toàn bộ hao phí để tạo ra các sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Hao phí ở đây cụ thể là: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung
2. Các phương pháp giá thành sản phẩm
2.1. Phương pháp giá thành giản đơn
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho các doanh nghiệp có số lượng loại sản phẩm ít, nhưng sản xuất ra đồng loạt nhiều sản phẩm trong cùng một chu kỳ sản xuất.
- Các bước xử lý đối phương pháp giản đơn
+ Tạo mã sản phẩm
+ Xây dựng định mức sản phẩm
+ Lập lệnh/ phiếu xuất/ Phiếu nhập kho thành phẩm
+ Lập kỳ tính giá thành các sản phẩm
2.2. Phương pháp giá thành hệ số
- Đối tượng áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất , cùng một nguyên vật liệu nhưng đưa ra nhiều sản phẩm khác nhau.
Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này như: Công ty sản xuất bao bì, công ty sản xuất quần áo, mũ…
- Các bước xử lý đối với phương pháp hệ số:
+ Tạo mã sản phẩm
+ Tạo phân xưởng sản xuất sản phẩm
+ Thiết lập hệ số cho từng sản phẩm sản xuất theo từng kho
+ Xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng
+ Lập phiếu nhập kho thành phẩm
+ Lập kỳ tính giá thành
2.3. Phương pháp tỷ lệ
- Đối tượng áp dụng: Giá thành tỷ lệ là phương pháp áo dụng cho các doanh nghiệp sản xuất mà trong cùng một chu kỳ sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm mà mỗi sản phầm hoàn toàn không giống nhau, không xây dựng được định mức cho mỗi sản phẩm.
- Các bước xử lý đối với phương pháp hệ số:
+ Tạo mã sản phẩm
+ Tạo phân xưởng sản xuất sản phẩm
+ Thiết lập tỷ lệ cho từng sản phẩm sản xuất theo từng kho
+ Xuất nguyên vật liệu cho từng phân xưởng
+ Lập phiếu nhập kho thành phẩm
+ Lập kỳ tính giá thành
2.4. Phương pháp đơn hàng
- Đối tượng áp dụng:
Áp dụng cho các doanh nghiệp theo kiểu dịch vụ như tư vấn luật, tư vấn dịch vụ, sữa chữa…..
- Công thức tính giá thành
+Giá thành dịch vụ đơn hàng = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí máy
Kế toán Việt Hưng chuyên đi sâu các Phương pháp giá thành của các doanh nghiệp sản xuất. Từ đơn giản đến phức tạp.
THAM KHẢO:
Khóa học lý thuyết phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Khóa học thực hành kế toán sản xuất có thương mại dịch vụ
Khóa học thực hành kế toán sản xuất
Trên đây là 4 phương pháp trong đó thì phương pháp giản đơn & phương pháp tỷ lệ được áp dụng nhiều nhất. Mong rằng Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.
Chào bạn. Mình đang làm trong công ty sản xuất vỏ hộp thuốc. Do công ty sản xuất mỗi một đơn hàng là các mã sản phẩm với kích cở riêng. Nhiều kích cỡ khác nhau, không mã nào giống mã nào hết. Bên mình không xây dựng được định mức.
Bạn cho mình phương pháp làm doanh nghiệp mình về giá thành nhé
Chào bạn Linhpham: Đối với công ty sản xuất thì cần hiểu thật rõ mặt hàng sản xuất là gì. Như câu hỏi của bạn thì bên bạn do các mã sp rất nhiều mà không giống nhau nên việc lập phương pháp giá thành theo pp giản đơn là không thể. Mà chỉ có thể dùng các phương pháp như: hệ số, tỷ lệ. Ưu tiên vẫn là phương pháp tỷ lệ bạn nhé