Cách đưa số dư trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ đầu kỳ lên MISA

Bảng phân bổ công cụ dụng cụ đầu kỳ là một trong những báo cáo cần thiết mà bạn cần in ra sau mỗi kỳ báo cáo năm. Báo cáo này thể hiện các yếu tố như: tên, số lượng,  ngày ghi tăng, giá trị công cụ dụng cụ, giá trị đã phân bổ, giá trị còn lại. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu vấn đề qua bài viết sau đây 

cach-dua-so-du-tren-bang-phan-bo-cong-cu-dung-cu-dau-ky-len-mi-sa 2

1. Ý nghĩa các chỉ tiêu trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ

  • Tên công cụ dụng cụ: Thể hiện như tên trên hóa đơn chứng từ : Ví dụ như

+ Công cụ: Máy tính, máy in, máy móc khác

+ Chi phí trả trước: Tiền thuê nhà

  • Ý nghĩa các chỉ tiêu trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ:

+ Tên công cụ dụng cụ:

+ Số lượng: Căn cứ hóa đơn mua ccdc

+ Ngày ghi tăng: Là ngày trên hóa đơn chứng từ

+ Phòng ban: Mục đích của phòng ban là để hiểu công cụ dụng cụ này phân bổ cho vào chi phí nào

Nếu là phỏng quản lý: thuộc chi phí quản lý

Nếu là phòng sản xuất: thì thuộc vào chi phí sản xuất.

+ Giá trị công cụ dụng cụ: Giá trị công cụ dụng cụ là giá trị trước thuế căn cứ vào hóa đơn đưa vào

+ Số kỳ phân bổ: Được phân bổ từ 2 tháng đến 36 tháng: Tùy vào giá trị của công cụ dụng cụ

+ Giá trị phân phân bổ 1 tháng: Là cơ sở để các bạn chia ngược được số kỳ phân bổ còn lại nếu trên bảng phân bổ không thể hiện

+ số tháng đã sử dụng: Là thời gian công cụ đã sử dụng kể từ khi đưa vào sử dụng đến thời điểm bạn đang cập nhật lại số dư.

+ Giá trị phân bổ lũy kế : Bằng số tháng phân bổ * giá trị phân bổ 1 tháng

+ Số kỳ phân bổ còn lại: số kỳ phân bổ  – số kỳ phân bổ còn lại.

+ Giá trị còn lại: Là căn cứ vào giá trì này để phân bổ tiếp cho các kỳ tiếp theo. Giá trị còn lại bằng giá trị công cụ – giá trị công cụ đã sử dụng.

2. Khi nào bạn cần phải khai báo các giá trị trên bảng phân bổ CCDC?

Khi bạn chuyển đổi phần mềm kế toán , và cập nhật mới từ đầu tất cả các vấn đề từ file excel lên phần mềm mi sa

3. Quy trình cập nhật bảng phân bổ công cụ dụng cụ trên phần mềm MISA

Bước 1: Vào nghiệp vụ / Công cụ dụng cụ/ Khai báo công cụ dụng cụ đầu kỳ

cach-dua-so-du-tren-bang-phan-bo-cong-cu-dung-cu-dau-ky-len-mi-sa

Bước 2: Khai báo đầy đủ thông tin trên bảng 2 này vào MISA

cach-dua-so-du-tren-bang-phan-bo-cong-cu-dung-cu-dau-ky-len-mi-sa

Căn cứ vào hình 2 khai báo vào hình 3

cach-dua-so-du-tren-bang-phan-bo-cong-cu-dung-cu-dau-ky-len-mi-sa

CHÚ Ý

Cần chọn đơn vị sử dụng tương ứng

  • Nếu công cụ dùng cho quản lý thì chọn bộ phận quản lý : tương ứng chi phí 6422
  • Nếu công cụ dùng cho sản xuất thì chọn bộ phận sản xuất: Tương ứng chi tiết 154( thông tư 133) hoặc 6273 ( thông tư 200)

Kế toán Việt Hưng hướng dẫn bạn các khai báo báo cáo công cụ dụng cụ cuối năm cũ cập nhật đầu năm mới với điều kiện tạo mới dữ liệu nhé. Còn nếu như dữ liệu cũ bạn chỉ cần khóa sổ kỳ kế toán là tiếp tục làm sang năm mới. Chúc các bạn luôn thành công !

Có 4 bình luận

    • Avatar of cao lam
      cao lam đã viết:

      Chào bạn : Tiền thuề nhà thông thường là chi phí trả trước . Bạn trả trước thì bạn theo như hướng dẫn của bài viết nhé.
      nếu như bên bạn trả theo tháng thì chỉ cần vào lập phiếu chi thôi

  1. Avatar of cao lam
    cao lam đã viết:

    Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới trung tâm. Về phương pháp đối chiếu
    1. Nếu nhìn trên báo cáo tài chính so sánh thì bạn :
    + Bạn xem dư nợ tk 242 có bằng giá trị còn lại của bảng phân bổ công cụ dụng cụ không
    + Nếu bạn dùng phần mềm Mi sa thì bạn vào Báo cáo – báo cáo đối chiếu. Lọc đến báo cáo đối chiếu công cụ dụng cụ, chọn TK 242 . Nếu báo cáo này không có gì thể hiện là bạn làm đúng, ngược lại bạn sai và xem lại nguyên nhân nhé

  2. Avatar of Hoangha
    Hoangha đã viết:

    Chào bạn ơi: Bài viết khá chi tiết rồi nhưng mình đọc mình hiểu được phương pháp làm . Nhưng đối chiếu đúng sai như thế nào về việc phân bổ công cụ dụng cụ giữa báo cáo phân bổ và báo cáo tài chính bạn nhỉ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *