Hướng dẫn cách lập chứng từ kế toán cho cá nhân, hộ kinh doanh theo TT88

Cách lập chứng từ kế toán cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh đã được hướng dẫn kèm theo mẫu chi tiết trong Thông tư 88/2021/TT-BTC được ban hành ngày 11/10/2021. Việc nộp thuế theo phương pháp kê khai này được áp dụng kể từ ngày 1/1/2022. Chi tiết mời bạn theo dõi trong bài viết của Kế Toán Việt Hưng.

Cách lập chứng từ kế toán cho cá nhân, hộ kinh doanh

Đối tượng áp dụng trong Thông tư 88 bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Các đối tượng này thực hiện chế độ kế toán và cách lập chứng từ kế toán được hướng dẫn trong thông tư với nội dung:

Cách lập chứng từ kế toán cho cá nhân, hộ kinh doanh

Các mẫu chứng từ, sổ kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc xử lý nghiệp vụ kế toán, bởi chúng giúp ghi chép và lưu trữ các nghiệp vụ về KT – TC phát dinh theo tình hình hình kinh tế, theo trình tự thời gian của cá nhân, hộ kinh doanh. Vậy cách lập chứng từ kế toán cho cá nhân, hộ kinh doanh cụ thể như thế nào?

Muốn biết rõ cách lập chứng từ kế toán chi tiết nhất, bạn cần biết mẫu cùng các lưu ý đính kèm theo trong Thông tư 88/2021/TT-BTC.

Các chứng từ quy định tại Thông tư 88

Phiếu thu – Mẫu số 01-TT

BIỂU MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính)

 

1- Biểu mẫu chứng từ kế toán

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:…….

Địa chỉ:………………………………………

Mẫu số 01 – TT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính)

PHIẾU THU

        Ngày …….tháng …….năm ……

Quyển số:…………

Số:………………………

                                  

 

Họ và tên người nộp tiền:………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………

Lý do nộp:……………………………………………………………………………………………………..

Số tiền:………………………….(Viết bằng chữ):………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Kèm theo:……………………………………………………………Chứng từ gốc:

 

 

 

   Ngày …..tháng …..năm ……

Người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

 

 

Người nộp tiền

(Ký, họ tên)

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

 

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):…………………………………………………………………..

==> Cách lập chứng từ kế toán trên phiếu thu mẫu 01-TT chi tiết:

“1. Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền nhập quỹ và ghi sổ quỹ tiền mặt. Mọi khoản tiền mặt nhập quỹ đều phải có Phiếu thu.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Góc trên bên trái của Phiếu thu phải ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

– Phiếu thu phải đóng thành quyển (trừ trường hợp công tác kế toán của hộ kinh doanh được thực hiện trên phương tiện điện tử). Số phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu và ngày, tháng, năm thu tiền.

– Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền.

– Dòng “Lý do nộp” ghi rõ nội dung nộp tiền

– Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam…

– Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu.

Phiếu thu được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

Phiếu thu phải ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và có đủ chữ ký, họ và tên của người lập biểu, người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh và những người có liên quan theo mẫu chững từ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào phần “Đã nhận đủ tiền (viết bằng chữ)” trên Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên.

Liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và dùng để ghi sổ quỹ tiền mặt, liên 2 giao cho người nộp tiền.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ quỹ hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.”

Phiếu chi – Mẫu số 02-TT

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:…

Địa chỉ:……………………………………..

Mẫu số 02 – TT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính)

PHIẾU CHI

Ngày …..tháng …..năm …….           

Quyển số:……….

Số :…………………

                                                                                                       

Họ và tên người nhận tiền:……………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………….

Lý do chi:………………………………………………………………………………………………

Số tiền:………………………………….(Viết bằng chữ):……………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………..

Kèm theo …………………………………………………….. Chứng từ gốc:

 

           

 

Ngày …..tháng …..năm ……

Người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

 

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

Người nhận tiền

(Ký, họ tên)

 

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) :………………………………………………………………….

==> Cách lập chứng từ kế toán trên phiếu chi mẫu 02-TT chi tiết:

“1. Mục đích: Nhằm xác định các khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ tiền mặt. Mọi khoản tiền mặt xuất quỹ đều phải có phiếu chi.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

– Phiếu chi phải đóng thành quyển (trừ trường hợp công tác kế toán của hộ kinh doanh được thực hiện trên phương tiện điện tử). Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu và ngày, tháng, năm chi tiền.

– Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.

– Dòng “Lý do chi” ghi rõ nội dung chi tiền.

– Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam.

– Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần) và chỉ sau khi có chữ ký (ký theo từng liên) của người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.

Liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và dùng để ghi sổ quỹ tiền mặt. Liên 2 giao cho người nhận tiền.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ quỹ hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.”

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:…

Địa chỉ:……………………………………..

Mẫu số 03-VT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính)

 

 

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày….tháng….năm …….

Số:………………………………

 

– Họ và tên người giao hàng: ………………………………………………………………….

– Theo ………… số ……….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của ………………….

Địa điểm nhập kho: ………………………………………………………………………

 

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

số

Đơn

vị

tính

Số lượng

Đơn

giá

Thành

tiền

Theo

chứng từ

Thực

nhập

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

 

– Tổng số tiền (viết bằng chữ):…………………………………………………………

– Số chứng từ gốc kèm theo:…………………………………………………………..

 

 

 

Ngày …. tháng ….năm…

Người giao hàng

(Ký, họ tên)

Thủ kho

(Ký, họ tên)

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh

(Ký, họ tên)

==> Cách lập chứng từ kế toán trên phiếu nhập mẫu 03-VT chi tiết:

“1. Mục đích: Nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho làm căn cứ nhập kho và ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, địa điểm nhập kho.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).

Cột 2: Ghi số lượng thực nhập vào kho.

Cột 3, 4: Ghi đơn giá và thành tiền của từng thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực nhập.

Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.

Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký và họ tên những người có liên quan trên phiếu nhập kho, liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để ghi sổ kế toán, liên 2 chuyển cho người giao hàng.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ kho hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.”

Phiếu xuất kho – Mẫu số 04-VT

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:…

Địa chỉ:………………………………………

             Mẫu số 04 – VT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 của Bộ Tài chính)

 

 

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày…..tháng…..năm ……

Số:………………………………

 

– Họ và tên người nhận hàng: ……………. Địa chỉ (bộ phận)…………………

– Lý do xuất kho: …………………………………………………………………………..

– Địa điểm xuất kho: ……………………………………………………………………..

STT

 

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

số

Đơn

vị

tính

Số lượng

Đơn

Giá

Thành

tiền

Yêu

cầu

Thực

xuất

A

B

C

D

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

x

x

x

x

x

 

 

– Tổng số tiền (viết bằng chữ):………………………………………………………..

– Số chứng từ gốc kèm theo:…………………………………………………………..

 

 

 

Ngày …. tháng ….năm…

Người nhận hàng

(Ký, họ tên)

Thủ kho

(Ký, họ tên)

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh

(Ký, họ tên)

==> Cách lập chứng từ kế toán trên phiếu xuất kho mẫu 04-VT chi tiết:

“1. Mục đích: Nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh làm căn cứ để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.

Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và địa điểm xuất kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

– Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

– Cột 1: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.

– Cột 2: Ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).

– Cột 3, 4: Ghi đơn giá và thành tiền của từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).

Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực tế đã xuất kho.

Dòng “Tổng số tiền viết bằng chữ”: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.

Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký và họ tên những người có liên quan trên phiếu xuất kho, liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để ghi sổ kế toán, liên 2 chuyển cho người nhận hàng.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ kho hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.”

Trên đây là các mẫu và cách lập chứng từ kế toán theo mẫu được quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC. Lưu ngay để áp dụng cho doanh nghiệp của mình bạn nhé! Còn rất nhiều thông tin bổ ích đang chờ bạn cập nhật, truy cập fanpage, kênh youtube của chúng tôi để cùng học cùng giỏi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *