Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá tiềm lực doanh nghiệp, tài chính,…. Vậy phương pháp phân tích báo cáo tài chính, người ta sử dụng phương pháp nào? Kế toán Việt Hưng sẽ nêu các phương pháp thường được sử dụng trong phân tích BCTC.
Báo cáo tài chính là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin kế toán đến người ra quyết định kinh tế. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị.
Báo cáo tài chính là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc quản trị doanh nghiệp. Đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối với những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp của doanh nghiệp như:
- Chủ sở hữu- Các nhà quản lý doanh nghiệp
- Các nhà đầu tư hiện tại và tương lai
- Các chủ nợ hiện tại và tương lai (người cho vay, cho thuê hoặc bán chịu hàng hóa, dịch vụ)
- Cơ quan quản lý chức năng của nhà nước.
- Chính phủ
Phân tích báo cáo tài chính giúp các đối tượng giải quyết được các vấn đề họ quan tâm khi đưa ra các quyết định kinh tế.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
XEM THÊM
Khóa học thực hành phân tích báo cáo tài chính
Khóa học thực hành làm báo cáo tài chính
1. Phương pháp so sánh
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước: Để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch: Để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành: Để thấy tình hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành. So sánh theo chiều dọc: Để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo cáo. Và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh. So sánh theo chiều ngang: Để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. |
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
- Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.
- Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
2. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.
Về nguyên tắc:
- Phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy. Nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu. Và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
3. Phương pháp Dupont
Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn. Từ việc phân tích:
Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng. Nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu.
4. Phương pháp phân chia (chi tiết)
- Phương pháp này được sử dụng để phân chia quá trình và kết quả chung thành những bộ phận cụ thể theo các tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quá trình hình thành và cấu thành của kết quả đó theo những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng chủ thể quản lý trong từng thời kỳ.
- Trong phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được của hoạt động tài chính doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức sau: – Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó; – Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: chia nhỏ qúa trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển;
1254
– Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: chia nhỏ qúa trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu.
5. Phương pháp liên hệ, đối chiếu
- Liên hệ, đối chiếu là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế
- Đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động.
- Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần…
- Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan.
6. Phương pháp phân tích nhân tố (phương pháp phân tích báo cáo tài chính)
Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
6.1. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Là phương pháp được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang
kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
– Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
– Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
– Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số;
– Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau;
– Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc;
– Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính toán.
- Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
– Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó
(thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng)
- Phương pháp cân đối: là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy.
6.2. Phân tích thực chất của các nhân tố
- Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cần tiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố.
- Việc phân tích được thực hiện thông qua chỉ rõ và giải quyết các vấn đề như: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, quan điểm, cơ sở đưa ra ý kiến đánh giá và dự đoán cụ thể của nhà phân tích về vấn đề phân tích, đồng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét nhằm cung cấp cơ sở cho các quyết định điều chỉnh hoạt động tài chính doanh nghiệp của chủ thể quản lý.
7. Phương pháp dự đoán (phương pháp phân tích báo cáo tài chính)
- Phương pháp dự đoán được sử dụng để dự báo tài chính doanh nghiệp.
- Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai; trong đó, phương pháp hồi quy được sử dụng khá phổ biến.
- Theo phương pháp này, các nhà phân tích sử dụng số liệu quá khứ, dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan.
- Thuật ngữ toán gọi là sự nghiên cứu mức độ tác động của một hay nhiều biến độc lập (biến giải thích) đến một biến số gọi là biến phụ thuộc (biến kết quả).
- Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy.
- Dựa vào phương trình hồi quy người ta có thể giải thích kết quả đã diễn ra, ước tính và dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
- Phương pháp hồi quy thường được sử dụng dưới dạng hồi quy đơn, hồi quy bội để đánh giá và dự báo kết quả tài chính của doanh nghiệp.
Sử dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính trên, người quản trị sẽ có được những thông tin khách quan, chính xác. Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.