Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi – Bán hàng qua hình thức gửi đại lý, ký gửi ngày càng được các doanh nghiệp ưa chuộng. Khi chuyển hàng hóa gửi đại lý, hay thanh toán hàng ký gửi cần phải có tài liệu làm bằng chứng. Tài liệu đó là Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi.
Trong bài viết này, Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi theo Thông tư 133 và Thông tư 200 heo mẫu mới nhất năm 2020, đồng thời có sẵn mẫu để bạn tải về.
1. Mục đích của bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi
Bảng thanh lý hàng đại lý, ký gửi được chúng ta sử dụng để phản ánh tình hình thanh toán hàng đại lý, ký gửi giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng, là chứng từ để đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi thanh toán tiền và ghi sổ kế toán.
Mẫu số 01-BH: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi là văn bản do doanh nghiệp lập để thanh quyết toán số hàng đại lý ký gửi tại đơn vị trong khoảng thời gian đã ký kết từ trước… Mẫu bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp.
Mẫu 1: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
BẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẠI LÝ, KÝ GỬI Ngày….tháng….năm …. Quyển số: …………………. Số: …………………………… Nợ: ………………………….. Có: ………………………….. Căn cứ Hợp đồng số: ……..ngày……tháng…….năm………. về việc bán hàng đại lý (ký gửi), Chúng tôi gồm: – Ông /Bà ……………………….. chức vụ ………. Đại diện ………………. có hàng đại lý (ký gửi). – Ông /Bà ……………………….. chức vụ ………. Đại diện ………………………………………………… – Ông /Bà ……………………….. chức vụ ………. Đại diện ……. nhận bán hàng đại lý (ký gửi). – Ông /Bà ……………………….. chức vụ ………. Đại diện đơn vị ……………………………………… I- Thanh quyết toán số hàng đại lý từ ngày ……./…../…. đến ngày …./…./….. như sau:
II- Số tiền còn nợ của các kỳ trước: …………………………………………………………………………. III- Số tiền phải thanh toán đến kỳ này: (III = II + Cột 6)…………………………………………….. IV- Số tiền được nhận lại:………………………………………………………………………………………… + Hoa hồng……………………………………………………………………………………………………………. + Thuế nộp hộ………………………………………………………………………………………………………… + Chi phí (nếu có)…………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………….. V- Số tiền thanh toán kỳ này: + Tiền mặt:…………………………………………………………………………………………………………….. + Séc:……………………………………………………………………………………………………………………. VI- Số tiền nợ lại (VI= III – IV – V) * Ghi chú:………………………………………………………………………………………………………………
|
Mẫu 2: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
BẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẠI LÝ, KÝ GỬI
Căn cứ Hợp đồng số:……. ngày … tháng … năm … về việc bán hàng đại lý (ký gửi), Chúng tôi gồm: – Ông/Bà ……… chức vụ ……… Đại diện……………………………………có hàng đại lý (ký gửi). – Ông/Bà ……… chức vụ ……… Đại diện ……………………………………………………………………. – Ông/Bà ……… chức vụ ……… Đại diện ……………………….. nhận bán hàng đại lý (ký gửi). – Ông/Bà ……… chức vụ ……… Đại diện đơn vị ………………………………………………………….. I – Thanh quyết toán số hàng đại lý từ ngày …./…/… đến ngày …/…/…. như sau:
II- Số tiền còn nợ của các kỳ trước: ………………………………………………………………………. III- Số tiền phải thanh toán đến kỳ này: (III = II + Cột 6) ……………………………………… IV- Số tiền được nhận lại: …………………………………………………………………………………….. + Hoa hồng …………………………………………………………………………………………………………… + Thuế nộp hộ ……………………………………………………………………………………………………….. + Chi phí (nếu có) ………………………………………………………………………………………………….. + ………………………………………………………………………………………………………………………….. V- Số tiền thanh toán kỳ này: + Tiền mặt: ……………………………………………………………………………………………………… + Séc: …………………………………………………………………………………………………………….. VI- Số tiền nợ lại (VI= III – IV – V) * Ghi chú: ……………………………………………………………………………………………………………..
|
2. Hướng dẫn cách lập Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi mới nhất
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi là chứng từ phản ánh tình hình thanh toán hàng đại lý, ký gửi giữa đơn vị gửi hàng và đơn vị nhận hàng. Bảng thanh toán này là căn cứ để kế toán ghi sổ kế toán.
Để lập được mẫu Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi như trên, các bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
- Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi
- Mẫu chứng từ: Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
- Mục Ngày … tháng … năm …: Là ngày, tháng, năm lập bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Quyển số, Số: Ghi rõ số của Quyển chứa bảng thanh toán và số của bảng thanh toán trong quyển đó.
Tại mục ngày tháng này, Vào Format Cells -> Custom -> định dạng Type “Ngày” dd “tháng”mm “năm” yyyy.
- Nợ, Có: Ghi rõ tài khoản Nợ, tài khoản Có tương ứng với từng nghiệp vụ phát sinh
- Căn cứ Hợp đồng số … ngày … tháng … năm …: Ghi rõ số hiệu, ngày, tháng, năm của hợp đồng bán hàng đại lý, ký gửi
- Ông/Bà … chức vụ … đại diện …: Ghi rõ thông tin của những người đại diện bên có hàng và nhận hàng đại lý, ký gửi
MỤC I Thanh toán số hàng đại lý, ký gửi:
+ Cột A, B, C: Ghi số thứ tự và tên, quy cách, phẩm chất, đơn vị tính của sản phẩm, hàng hóa nhận đại lý, ký gửi
+ Cột 1: Ghi số lượng hàng còn tồn cuối kỳ trước
+ Cột 2: Ghi số lượng hàng nhận đại lý, ký gửi kỳ này
+ Cột 3: Ghi tổng số lượng hàng nhận đại lý, ký gửi tính đến cuối kỳ này gồm số lượng hàng tồn kỳ trước chưa bán và số lượng hàng nhận kỳ này (Cột 3 = cột 1+cột 2)
+ Cột 4, 5, 6: Ghi số lượng, đơn giá và số tiền của hàng hóa đã bán phải thanh toán của kỳ này. Đơn giá thanh toán là đơn giá ghi trong hợp đồng bán hàng đại lý, ký gửi giữa bên có hàng và bên nhận hàng
+ Cột 7: Ghi số hàng hóa nhận đại lý, ký gửi còn tồn (tại quầy, tại kho) chưa bán được đến ngày lập bảng thanh toán
+ Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền phải thanh toán phát sinh kỳ này
MỤC II: Ghi số tiền bên bán hàng đại lý, ký gửi còn nợ chưa thanh toán với bên có hàng đến thời điểm thanh toán kỳ này
MỤC III: Ghi số tiền bên bán hàng đại lý phải thanh toán với bên có hàng đại lý mới phát sinh đến kỳ này (Mục III = Mục II + cột 6 của Mục I)
MỤC IV: Ghi số tiền bên có hàng đại lý phải thanh toán với bên bán hàng đại lý về số thuế nộp hộ, tiền hoa hồng, chi phí khác, …(nếu có)
MỤC V: Ghi số tiền bên bán hàng đại lý thanh toán cho bên có hàng đại lý kỳ này (ghi rõ số tiền mặt và tiền séc)
MỤC VI: Ghi số tiền bên bán hàng đại lý còn nợ bên có hàng đại lý đến thời điểm thanh toán (Mục VI = Mục III – Mục IV – Mục V)
Trong quá trình lập, trình bày Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi trên Excel, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
LƯU Ý:
– Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi do bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi lập thành 3 bản.
Sau khi lập xong, người lập ký, chuyển cho kế toán trưởng hai bên soát xét và trình giám đốc hai bên ký duyệt đóng dấu,
- 01 bản lưu ở nơi lập (phòng kế hoạch hoặc phòng cung tiêu)
- 01 bản lưu ở phòng kế toán để làm chứng từ thanh toán và ghi sổ kế toán
- 01 bản gửi cho bên có hàng đại lý, ký gửi
XEM THÊM: Hơn 60 Khoá học kế toán Online
Hy vọng, với bài viết này các bạn có thể dê dàng quả lý được bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi! Kế Toán Việt Hưng sẵn sàng chia sẻ mọi kiến thức đến các bạn đọc trên trang Ketoanviethung.com.vn!
Chúc các bạn thành công!