Hướng dẫn giải bài tập nguyên lý kế toán doanh nghiệp: Bài số 3
ĐỀ BÀI
Tại một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong tháng 05/2007 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận lại trong các tài liệu sau:
Tài liệu 1:
Số dư đầu kỳ của một số tài khoản :
– Vật liệu chính tồn kho(TK 152) : 4.000.000 đồng (1000 kg)
– Vật liệu phụ tồn kho : 2.000.000 đồng (1000 kg)
– Thành phẩm tồn kho (TK 155): 9500.000 đồng (250 sản phẩm)
Tài liệu 2:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
1. Nhập kho 5000 kg nguyên vật liệu, đơn giá 3800 đồng/kg, thuế GTGT 10%. Vật liệu phụ 2000 kg, giá mua 2.090 đồng/kg, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bằng trả bằng tiền mặt là 1.200.000 đồng, chi phí này được phân bổ cho vật liệu chính 1.000.000 đồng, cho vật liệu phụ là 200.000 đồng.
2. Xuất kho 3000 kg vật liệu chính, 2000 kg vật liệu phụ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
3. Tiền lương phải thanh toán cho CB-CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm là 6000.000 đồng, ở bộ phận quản lý phân xưởng là 600.000 đồng, bộ phận bán hàng là 1000.000 đồng, quản lý doanh nghiệp là 400.000 đồng.
4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 19% để dự tính vào các đối tượng chi phí có liên quan.
5. Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất là 4000.000 đồng, bộ phận quản lý phân xưởng là 750.000 đồng, bộ phận bán hàng là 40.000 đồng và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 44.000 đồng.
Tài liệu 3:
Kết quả sản xuất trong kỳ :
6. Trong tháng nhập kho 750 thành phẩm
7. Phế liệu thu hồi nhập kho là 229.000 đồng
8. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 2.000.000 đồng
9. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 50. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu trực tiếp và xuất kho theo phương pháp bình quan gia quyền
Tài liệu 4:
Kết qủa kinh doanh trong kỳ:
10. Trong tháng xuất 600 thành phẩm đi tiêu thụ, đơn giá bán 42.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT là 10%, khách hàng chưa thanh toán
11. Hai ngày sau , khách thanh toán 50% bằng tiền mặt, 50% còn lại thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Yêu cầu:
– Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản.
– Tính kết quả kinh doanh doanh nghiệp.
LỜI GIẢI:
Tài liệu 1:
Số dư đầu kỳ:
Nợ TK 152 (Nguyên vật liệu chính) : 1.000 kg x 4.000 đ/kg = 4.000.000 đ
Nợ TK 152 (Nguyên vật liệu phụ) 1000 kg x 2.000 đ/kg = 2.000.000 đ
Nợ TK 155 (Thành phẩm) : 250 sp
Tài liệu 2:
1. Các nghiệp vụ phát sinh:
a. Tồn kho 5.000 kg nguyên vật liệu chính (152), đơn giá 3.800 đ vat (133) 10% thanh toán (331):
Nợ 152 : 5.000kg * 3.800 đ/kg = 19.000.000 đ
Nợ 133 : (5.000kg * 3.800 đ/kg)*10% = 1.900.000 đ
Có 331 : 20.900.000 đ
b. Vật liệu phụ tồn kho 2000 kg(152), đơn giá mua 2.090 đồng vat (133)10% thanh toán tiền mặt (111)
Nợ 152 : 2.000 kg * 1900 đ/kg = 3.800.000 đ
Nợ 133 : (2.000 kg * 1900 đ/kg)*10% = 380.000 đ
Có 331 : 4.180.000 đ
c. Chi phí vận chuyển vật liệu chính và vật liệu phụ (152) đã bao gồm vat (133) thanh toán bằng TM(111):
Nợ 152 (VLC) : 1.000.000 đ
Nợ 152 (VLP) : 200.000 đ
Có 111 : 1200.000 đ
Tổng giá trị tiền hàng tồn kho 5.000kg NVL là:
19.000.000 đ + 1.000 đ = 20.000.000 đ
Vì vậy giá tiền của 1 kg nguyên vật liệu chính tồn kho:
20.000.000 đ : 5.000 kg = 4.000 đ/kg
Tổng giá trị tiền hàng khi nhập kho 2.000 kg VLPhụ :
3.800.000 đ + 200.000 đ = 4.000.000 đồng
Giá tiền của 1 kg nguyên vật liệu phụ tồn kho:
4.000.000 đ : 2.000 kg = 2.000 đ/kg
2. Xuất kho 3.000 kg vật liệu chính + 2000 kg vật liệu phụ (theo công thức tính bình quan gia quyền):
Nợ 621: 12.000.000 đồng
Có 152 (VLC): 12.000.000 đồng (3000 kg x 4000 đ/kg)
Nợ 621: 4.000.000
Có 152 (VLP): 4.000.000 (2000 kg x 2000 đồng/kg) = 4.000.000 đồng
3. Tiền lương phải trả:
Nợ 622 (CP nhân công trực tiếp) : 6.000.000 đ
Nợ 627 (CP quản lý phân xưởng) : 600.000 đ
Nợ 641 (Chi phí bán hang) : 1.000.000 đ
Nợ 642 (Chi phí quản lý DN) : 400.000 đ
Có 334 (Phải trả NLĐ) : 8.000.000 đ
4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
Nợ 622 (CP nhân công trực tiếp) : 6.000.000 đ x 19% = 1.140.000 đ
Nợ 627 (CP quản lý phân xưởng) : 600.000 đ x 19% = 114.000 đ
Nợ 641 (Chi phí bán hàng) : 1.000.000 đ x 19% = 190.000 đ
Nợ 642 (Chi phí quản lý DN) : 400.000 đ x 19% = 76.000 đ
Có 338 (Phải trả phải nộp khác) : 8.000.000 đ x 19% = 1.520.000 đ
+ 338(2)(KPCĐ). 8.000.000 đ x 2% = 160.000 đ
+ 338(3) (BHXH) 8.000.000 đ x 15% = 1.200.000 đ
+ 338(4) (BHYT) 8.000.000 đ x 2% = 160.000 đ
Người lao động phải chịu:
Nợ 334 : 8.000.000 đ * 6% = 480.000 đ
Có 338 : 8.000.000 đ * 6% = 480.000 đ
5. Trích khấu hao tài sản cố định:
Nợ 627 : 4.000.000 đ + 750.000 đồng = 4.750.000 đồng
Nợ 641 : 40.000 đồng
Nợ 642 : 44.000 đồng
Có 214 : 4.834.000 đồng
6. Tài khoản 3:
Tập hợp chi phí sản xuất chung :
Nợ 154 : 28.604.000 đồng
Có 621 : 16.000.000 đồng (12.000.000 đồng + 4000.000 đồng)
Có 622 : 7140.000 đồng ( 6.000.000 đồng + 1.140.000 đồng )
Có 627 : 5.464.000 đồng (600.000 đ + 114.000 đ + 4.750.000 đ)
Dở dang đầu kỳ : 2.000.000 đồng
Dở dang cuối kỳ : 1.000.000 đồng
Tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ : 28.858.000 đồng
Phế liệu thu hồi : 229.000 đồng
Phế liệu thu hồi : 229.000 đồng
Z = 2.000.000 đồng + 28.604.000 đồng– 1.000.000 đồng – 229.000 đồng= 29.375.000 đồng
Nợ 155 : 29.375.000 đồng
Có 154 : 29.375.000 đồng
Nhập kho 750 thành phẩm :
Z đvsp = 29.375.000 = 39.167 đồng/sản phẩm
750
Tài liệu 4 : Xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền:
Đầu kỳ : 9.500.000/ 250 sp = 38.000 sản phẩm
Trong kỳ : 39.167 đồng x 750 sp = 29.375.000 đồng
= 9.500.000 đồng + 29.375.000 đồng = 38.875.000 = 38.875 đồng/SP
250 sp + 750 sp 1.000 sp
Xác định giá vốn (xuất kho 600 thành phẩm) :
Nợ 632 : 38.875 đồng x 600 kg = 23.325.000 đồng
Có 155 : 23.325.000 đồng
– Xác định doanh thu
+ Nợ 131 : 27.720.000 đồng
Có 511 : 42.000 đồng x 600 kg = 25.200.000 đồng
Có 333 : 2.520.000 đồng
+ Nợ 111 : 13.860.000 đồng
Nợ 112 : 13.850.000 đồng
Có 131 : 27.720.000 đồng
– Xác định kết quả kinh doanh:
+ Kết chuyển chi phí:
Nợ 911 : 25.075.000 đồng
Có 632 : 23.325.000 đồng
Có 641 : 1.230.000 đồng ( 1.000.000 đồng + 190.000 đồng + 40.000 đồng)
Có 642 : 520.000 đồng (400.000 đồng + 76.000 đồng + 44.000 đồng)
+ Kết chuyển doanh thu:
Nợ 511 : 25.200.000 đồng
Có 911 : 25.200.000 đồng
+ Kết chuyển lãi lỗ:
Nợ 421 : 125.000 đồng
Có 911 : 125.000 đồng
Tham khảo:
Các khóa học thực hành kế toán tại Kế toán Việt Hưng
Bài tập kinh tế vĩ mô – có lời giải: Bài 1