Bài tập kế toán tài chính 1 – kế toán tiền lương
Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với các bạn về dạng bài tập kế toán tài chính 1 – kế toán tiền lương
Lao động đóng 1 vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội.
Đề bài:
Số liệu tại 1 doanh nghiệp sản xuất như sau:
ĐVT: 1000 VNĐ
1. Tính tổng số tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ là 262.000, trong đó:
- Công nhân sản xuất: PXI: 100.000, PXII: 80.000
- Nhân viên quản lý: PXI: 10.000, PXII: 10.000
- Nhân viên bán hàng: 20.000
- Nhân viên QLDN: 40.000
2. Số tiền ăn ca phải trả trong tháng là 77.000, trong đó:
- Công nhân sản xuất: PXI: 30.000, PXII: 20.000
- Nhân viên quản lý: PXI: 4.000, PXII: 3.000
- Nhân viên bán hàng: 8.000
- Nhân viên QLDN: 10.000
3. Trong tháng có công nhân Nguyễn Thị Lan thuộc bộ phận PXSX số I bị mổ ruột thừa nằm viên 15 ngày. Bà Lan có tham gia đóng BHXH, mức lương đóng BHXH 1 tháng của bà Lan là 1.300. Tỷ lệ hưởng BHXH Lá 70%. Kế toán tính BHXH phải trả cho bà Lan.
4. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo tỷ lệ 4% trên tiền lương phải trả CNSX trong tháng.
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
6. Tính ra số tiền thưởng (trích từ quỹ khen thưởng) phải trả người lao động trong tháng 60.000, trong đó:
- Công nhân sản xuất PXI: 16.000. PXII: 13.000
- Nhân viên QLPXI: 5.000, PXII: 4.000
- Nhân viên bán hàng: 8.000
- Nhân viên QLDN: 14.000
7. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động trong kỳ:
- Thu hồi tạm ứng của nhân viên phòng hành chính: 1.500
- Bồi thường vật chất của công nhân SXPXI: 1.000
8. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ để chuẩn bị trả lương và các khoản khác cho người lao động, số tiền là: 380.000
9. Dùng tiền mặt thanh toán cho người lao động:
- Lương còn nợ tháng trước (do người lao động đi vắng chưa lĩnh): 2.500
- Lương tháng này (số còn phải trả), thưởng, tiền ăn ca, trợ cấp BHXH tháng này.
Yêu cầu:
Tính và định khoản các nghiệp vụ kinh nghiệm phát sinh
Bài giải:
1.
Nợ TK 622: 180.000
PXI: 100.000
PXII: 80.000
Nợ TK 627: 20.000
PXI: 10.000
PXII: 10.000
Nợ TK 641: 20.000
Nợ TK 642: 40.000
Có TK 334: 260.000
2.
Nợ TK 622: 50.000
PXI: 30.000
PXII: 20.000
Nợ TK 627: 7.000
PXI: 4.000
PXII: 3.000
Nợ TK 641: 8.000
Nợ TK 642: 10.000
Có TK 334: 75.000
3. Trợ cấp BHXH phải trả cho bà Lan là: (1.300 : 26) x 15 x 70% = 525
Nợ TK 338 (3383): 525
Có TK 334: 525
4.
Nợ TK 622: 200
PXI: 4.000
PXII: 3.200
Có TK 335: 7.200
5.
Nợ TK 622: 300
PXI: 23.500
PXII: 18.800
Nợ TK 627: 4.700
PXI: 2.350
PXII: 2.350
Nợ TK 641: 4.700
Nợ TK 642: 9.400
Nợ TK 334: 26.250
Có TK 3382: 5.000
Có TK 3383: 43.750
Có TK 3384: 7.500
Có TK 3386: 2.500
6.
Nợ TK 335: 60.000
Có TK 334: 60.000
7.
Nợ TK 334: 500
Có TK 141: 1.500
Có TK 138: 1.000
8.
Nợ TK 111: 380.000
Có TK 112: 380.000
9.
Nợ TK 334: (260.000 + 75.000 + 525 + 60.000) – (26.250 + 2.500) = 366.775
Nợ 338(8): 2.500
Có TK 111: 369.275
Tham khảo:
Khóa học thực hành kế toán dành cho sinh viên
Mức lương cơ bản và mức lương tối thiếu vùng giống và khác nhau thế nào?
Mức lương cơ bản, lương tối thiểu vùng mới nhất áp dụng từ năm 2017
Chi phí tiền lương không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN