Hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133

Hạch toán Mua hàng Tài khoản 611

Nhằm mang đến cho bạn đọc những hiểu biết tổng quát và chính xác nhất về cách hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133, chúng tôi xin chia sẻ một vài kiến thức nổi bật sau đây

Mua hàng là một nghiệp vụ phổ biến và xuất hiện trong bất cứ kỳ kế toán của doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, trong quá trình nhập hàng hóa, tùy vào từng trường hợp. Chúng ta sẽ hạch toán vào Tài khoản tài sản hay chi phí tương ứng. Nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức vững vàng trong việc hạch toán hàng mua của doanh nghiệp. Chúng tôi xin đưa ra một vài quy tắc về hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133

Tham khảo:

Hạch toán Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 911 theo TT 133

Cách hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133
Cách hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133

1. Cách hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133?

Sau đây, chúng tôi xin cung cấp một vài định khoản chi tiết đối với trường hợp cụ thế:

1.1. Khi kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ. Chúng ta hạch toán như sau:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

1.2. Kết chuyển giá trị thực tế cuối kỳ

Tương ứng với nghiệp vụ nói trên, khi kết chuyển giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ vào cuối kỳ. Chúng ta hạch toán như sau:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 611 – Mua hàng

1.3. Khi mua vật liệu, công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng ngay, chúng ta hạch toán như sau:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT

Có TK 331/ 111/ 112 – Phải trả cho người bán/ Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng

Khi doanh nghiệp mua hàng là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Nhưng không đảm bảo chất lượng, nhầm lẫn, buộc phải đem trả lại hoặc được giảm giá, chúng ta hạch toán như sau:

1.4. Khi trả lại hàng hóa, chúng ta hạch toán:

Nợ TK 111/ 112 – Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 611 – Mua hàng

Có TK 133 – Thuế GTGT

1.5. Trị giá xuất ra sử dụng trong kì

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ  xuất ra sử dụng trong kì được ghi nhận theo hình thức hạch toán là

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 611 – Mua hàng

1.6. Trường hợp mất thiếu hụt

Trong trường hợp nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ bị thiếu hụt, mất mát, chúng ta hạch toán

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 611 – Mua hàng

2. Những điều cần lưu ý khi hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133

Đối với nghiệp vụ mua hàng, thông thường kế toán viên sẽ hạch toán vào hai loại tài khoản, đó là tài khoản tài sản và tài khoản chi phí

Trong trường hợp mua hàng nhưng đưa vào trực tiếp sử dụng ngay, chúng ta sẽ hạch toán vào tài khoản 611. Ngược lại, nếu chỉ mua hàng nhập kho, chờ sử dụng hoặc phục vụ cho mục đích khác, cần ghi nhận vào tài khoản tài sản tương ứng

Như vậy, tuy chỉ là một tài khoản, nhưng TK 611 có thể ứng dụng trong rất nhiều nghiệp vụ với cách thức hạch toán khác nhau. Đối với những doanh nghiệp hạch toán nghiệp vụ phát sinh trong kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ, cần sử dụng TK 611 để kết chuyển ngay từ đầu kỳ

Kế toán viên cần nắm được những kiến thức cơ bản trên đây để hạch toán một cách chính xác nhất

Hạch toán Mua hàng Tài khoản 611 theo Thông tư 133 là một trong những kiến thức cơ bản và quan trọng mà bạn cần nắm. Để tìm hiểu những bài viết có chủ đề tương tự, vui lòng truy cập website của Kế toán Việt Hưng http://lamketoan.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *