Hạch toán chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ

1. Lý do chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ

–  Do thay đổi về tiêu chuẩn ghi nhận giá trị tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT/BTC quy định tính từ 10/06/2013 mọi tài sản cố định có giá trị nhỏ hơn 30 triệu sẽ phải chuyển về làm công cụ dụng cụ.

–  Hoặc một số tài sản cố định sau khi sử dụng xét thấy không đủ tiêu chuẩn làm tài sản  thì được chuyển thành công cụ dụng cụ để phù hợp với chuẩn mực kế toán.

hach-toan-chuyen-tai-san-co-dinh-thanh-cong-cu-dung-cu

2. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan.  

–  Căn cứ vào biên bản kiểm kê hoặc quyết định về việc chuyển đổi để làm căn cứ hạch toán:

–  Nếu mua về còn mới chưa sử dụng

   Nợ TK 153: Giá trị tài sản cố định tăng lên

        Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ giảm đi

–  Nếu đang sử dụng tại các bộ phận, căn cứ biên bản:

+ Giá trị còn lại của tài sản cố định còn ít thì có thể tính luôn vào chi phí sản xuất kinh doanh

   Nợ TK 641,642,627

       Có TK 211.

+ Giá trị còn lại của tài sản cố định còn nhiều chúng ta  hạch toán

    Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế

    Nợ TK 142: Nếu giá trị còn lại ít phân bổ trong thời gian nhỏ hơn 1 năm tài chính.

    Nợ TK 242: Giá trị còn lại lớn được phân bổ trên 1 năm tài chính.

        Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

–  Trích  CCDC vào chi phí hàng tháng, thời gian phân bổ CCDC tối đa là 36 tháng

+ Nếu công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng

      Nợ TK 641: Theo QĐ 15

      Nợ TK 6421: Theo QĐ 48

          Có TK 142, 242

+ Nếu công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

      Nợ TK 642: Theo QĐ 15

      Nợ TK 642: Theo QĐ 48

          Có TK 142,242

+ Nếu công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận sản xuất, công trình xây dựng

       Nợ TK 6274: Theo QĐ 15

       Nợ TK 154: Theo QĐ 48

           Có TK 142,242

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *