Kế toán chuyên ngành vận tải biển có đặc thù công việc riêng. Khác biệt so với nghiệp vụ của các ngành kế toán thông thường khác. Có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị kiểm soát, quản lý, sử dụng chi phí một cách hiệu quả. Một số nghiệp vụ kế toán chuyên ngành vận tải biển bạn cần nắm rõ khi làm việc trong lĩnh vực này.
1. Nhiệm vụ của kế toán chuyên ngành vận tải
- Nhập chứng từ chi hộ vận tải, làm hàng logistic.
- Nhập sổ theo dõi vận chuyển hàng hóa.
- Lập sổ, theo dõi kế toán nội bộ trong công ty.
- Đối với hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe.
- Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Theo dõi được doanh thu, giá vốn và lãi lỗ từng phương tiện kinh doanh.
- Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng xe, chi phí từng lần sửa chữa.
- Theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh.
- Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng, chi phí bảo dưỡng của từng xe.
- Hỗ trợ các thủ tục: Hải quan, kho bãi, cảng vụ…
- Quản lý giám sát việc vận chuyển hàng hóa bằng sổ sách và thực tế.
- Làm báo cáo, theo dõi công nợ.
- Quản lý, làm việc với các đối tác vận tải;
- Lập Kế hoạch, điều độ vận tải;
- Lập bảng kê vận chuyển, xuất hóa đơn, theo dõi thu hồi công nợ.
- Lập bảng tính lương tài xế hàng tháng.
2. Nghiệp vụ kế toán chuyên ngành vận tải biển
Kế toán tiền lương
Dịch vụ vận tải biển sử dụng nhiều nhân công. Do đó, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí kinh doanh của DN. Công ty sẽ áp dụng hai hình thức trả lương là trực tiếp và gián tiếp.
- Lương trực tiếp trả cho thuyền viên hoạt động trên tàu. Bao gồm: thuyền trưởng, bếp trưởng, thuyền viên, phục vụ tàu…
TLi = HS CBa/ x 290.000 x (K1 + K2 + K3)
Trong đó:
TLi: tiền lương thực của người nhận
HSCBCV: là hệ số lương cá nhân người lao động được xây dựng trên tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuyên môn đảm nhiệm theo từng chức danh thuyền viên.
K1: Hệ số trách nhiệm và bảo quản dưỡng định lượng cho từng chức danh
K2: hệ số tuyến đối với tàu cho thuê định hạn hoạt động tại khu vực
K3: Hệ số trả lương làm ngoài giờ.
- Lương gián tiếp
Qi | (Kcbi + Fci) x 290.000 + [(Kcv x Zk x 290.000) + KTN + KDC + KHQ] x NVi |
22 |
Trong đó:
Zk = K1 + K2 = K1 + (K21 + K22)
Qi: Tiền lương thực trả hàng tháng
Kcbi: Hệ số lương cơ bản
Fci: PC trách nhiệm
Kcv: Hệ số lương CBCNV đảm nhận theo từng chức vụ
K1: hệ số phân định trách nhiệm theo tuyến
K2: Hệ số thâm niên công tác
KTN: Hệ số phân định trách nhiệm theo từng chức danh công tác
Kđc: Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu được phép áp dụng
Khq: Hệ số lương hưởng theo hiệu quả thực tế trong tháng
Nvi: tổng số ngày công làm việc thực tế trong tháng
Hệ số Kđc = 10
Hệ số Khq sẽ được căn cứ vào hiệu quả kinh tế và khả năng tài chính của công ty và được thay đổi khi có quyết định của ban lãnh đạo (kế toán chuyên ngành vận tải biển)
Kế toán tập hợp chi phí
Do các loại tàu khác nhau được khai thác dưới hình thức khác nhau cho nên việc hạch toán chi phí NVL cho mỗi hãng tàu là khác nhau.
- Tàu khách:
Hàng tháng báo cáo nhiên liệu theo tuyến đường và số giờ chạy hành trình và gửi về phòng kế toán. Căn cứ vào lượng nhiên liệu tiêu hao, đơn giá nhiên liệu, kế toán xác định chi phí nhiên liệu tiêu hao của tàu khách tháng đó. Cuối quý tập hợp báo cáo nhiên liệu theo quý.
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – NVL
- Tàu sông:
Sau mỗi chuyến đi, thuyền trưởng có trách nhiệm gửi bản xác nhận tình hình sản xuất về công ty. Ban tàu sông chịu trách nhiệm xem xét độ hợp lý tiêu hao, nhiên liệu, lập biên bản xác định nhiên liệu tiêu hao cho mỗi tàu và xác định đơn giá rồi chuyển cho phòng kế toán.
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – NVL
- Tàu biển:
Đối với tàu khoán các khoản chi phí nhiên vật liệu, phụ tùng cho tàu do bên nhận khoán chịu và được trừ qua cước phí vận tải. Căn cứ vào biên bản thanh lý khoán tàu kế toán xác định chi phí nhiên liệu lập chứng từ ghi sổ.
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên vật liệu
Tài sản cố định kế toán chuyên ngành vận tải biển
Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ tăng giảm thẻ kho và các chứng từ khác để ghi vào sổ CSCĐ theo từng loại.
Phương pháp lập: Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ hay giảm TSCĐ và căn cứ vào thẻ TSCĐ thì ta ghi từng nghiệp vụ tăng hay giảm TSCĐ để vào cột liên quan trên sổ TSCĐ.
Kế toán lập bảng chứng từ ghi vào sổ cái TK theo định khoản sau:
Nợ TK 6424: Nhà cửa vật liệu kiến trúc
Nợ TK 627: Phương tiện vận tải
Nợ TK 642: Dụng cụ quản lý
Có TK 214.
Một số tài sản trong công ty được đầu tư bằng vốn nước ngân sách hoặc vốn tự có của công ty thì khi tính khấu hao phải ghi nợ TK 009. Nhưng do phần lớn vốn công ty kinh doanh là vốn đi vay nên khi tính khấu hao thì toàn bộ số tiền dùng để trả nợ. Do đó, số dư TK 009 là bằng 0.
Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ
Căn cứ vào các loại nguyên vật liệu chủ yếu và theo dõi trên các TK 1521, TK 1522, TK 1523, TK 1524, TK 1525. Các tài khoản này dùng để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho vật liệu và được tính theo giá thực tế.
Giá mua thực tế của vật tư = Giá ghi trên hóa đơn + CP vận chuyển bốc dỡ – Giảm giá (nếu có)
Đối với giá thực tế xuất kho vật liệu, DN sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh là giá xuất kho. Được căn cứ vào giá thực tế vật liệu nhập kho theo từng lần nhập.
THAM KHẢO: Khóa học thực hành kế toán vận tải
Mong rằng bài viết kế toán nghiệp vụ kế toán chuyên ngành vận tải biển sẽ bổ trợ thêm kiến thức chuyên môn cho nhà kế – Mọi thắc mắc về Khoá học kế toán vận tải hãy liên hệ ngay cho Kế toán Việt Hưng để được giải đáp.