Nhiệm vụ công việc của kế toán giá thành trong doanh nghiệp là làm những công việc gì hàng ngày? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp giá thành. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động có liên quan đến toàn bộ khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất không bao gồm những chi phí phát sinh trong kì kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
1, Định nghĩa về kế toán giá thành
Kế toán giá thành là vị trí đảm nhận phần việc xác định đầy đủ – chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.
Đối với các doanh nghiệp hiện nay thì chỉ tiêu về chi phí và giá thành là hai chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải quan tâm. Nó quyết định đến kết quả sản xuất và ảnh hướng tới thu nhập của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó vấn đề hạch toán chính xác, đúng đắn và kịp thời là điều quan trọng hơn cả để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình một cách nhanh chóng.
2, Nhiệm vụ của kế toán giá thành
Sau khi hiểu được định nghĩa kế toán giá thành là gì, thì kế toán phải xác định được nhiệm vụ của mình. Đó là tính được giá thành của sản phẩm và đưa ra các biện pháp khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm từ các số liệu tính được. Muốn tính được giá thành của sản phẩm, kế toán giá thành phải làm những công việc sau:
a, Tính giá thành sản phẩm:
– Tập hợp các chi phí sản xuất chung ( chi phí nguyên vật liệu; chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
– Dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
– Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
– Thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.
b, Hạch toán các tài khoản kế toán:
– Thực hiện việc hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
– Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
c, Lập báo cáo phân tích:
– Lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (Giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch).
– Định kỳ lập các báo cáo công việc theo yêu cầu:
– Báo cáo sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng NVL, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng)
– Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.
– Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.
– Báo cáo đơn hàng: báo cáo thực hiện đơn hàng.
d, Một số công việc khác:
– Theo dõi chi tiết việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho – xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.
– Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
– Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên liên quan thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
– Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích – báo cáo tình hình lãi lỗ.
– Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
– Định kỳ phối hợp với bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp
– Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận kế toán.
– Thực hiện các công việc khác khi được kế toán trưởng yêu cầu.
3, Phân loại giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm
a. Phân loại giá thành
- Phân theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành :
– Giá thành kế hoạch
– Giá thành định mức
– Giá thành thực tế
- Phân theo phạm vi chi phí :
– Giá thành sản xuất
– Giá thành tiêu thụ
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt kế giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm .
Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau:
– Phương pháp trực tiếp
– Phương pháp hệ số
– Phương pháp tỷ lệ( định mức)
– Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
– Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
– Phương pháp phân bước
4. Ưu và nhược điểm từng phương pháp
Trên đây là một số nhiệm vụ của kế toán giá thành mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm việc. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết sắp tới!