Ngành kế toán kiểm toán – Chắc hẳn mọi người cũng có thể hình dung ra rằng đây là một trong những vị trí quan trọng không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Và hôm nay, mời các bạn tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về ngành nghề này nhé.
1. Sơ bộ về kế toán kiểm toán
Kế toán, kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời. Hiểu một cách đơn giản nhất, kế toán làm thu thập và cung cấp số liệu về tài sản, thông tin tài sản và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Ở mức độ rộng hơn, bộ phận Kiểm toán – Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế nhà nước.
Kế toán – Kiểm toán là hai lĩnh vực đều thuộc kế toán tài chính, đều làm việc trên những con số và dữ liệu nhưng lại là hai ngành nghề với những nhiệm vụ đặc thù hoàn toàn khác biệt. Học về Kế toán là học về ba công việc cơ bản: Một là đo lường, hai là xử lý/ghi nhận và ba là truyền đạt/cung cấp dữ liệu, thông tin chính xác về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền tạo ra trong một đơn vị. Kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Sau khi ra trường, ứng viên có bằng Kế toán – Kiểm toán có thể xin và làm việc với các nhóm việc như: Kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán tổng hợp, kiểm toán viên, Nhân viên phân tích dữ liệu, Thủ quỹ,…
Theo quan niệm truyền thống: “Kiểm toán là kiểm tra kế toán – Một chức năng vốn có, cố hữu của kế toán – là rà soát các thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán”.
Theo TG. Alvin A.Aen và James K.Loebbecker trong giáo trình có nêu: “Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc ập và thẩm quyền thu tập và đánh giá các bằng chứng về cá thông tin có thể định hướng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và bá cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập”.
Tại nước ta – Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân Ban hành theo nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của chính phủ đã ghi rõ: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn hợp lý của các tài liệu, số liệu kê toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội (gọi tắt là đơn vị kế toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này”.
2. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động của các tổ chức, đơn vị, kiểm toán đi liền và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán. Nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thì kiểm toán tài chính là sự xác nhận tính khách quan, tính chuẩn xác của thông tin; đồng thời kiểm toán còn đưa ra các thiết kế nhằm hoàn thiện các quá trình quản lý, quá trình tổ chức thông tin nhằm phục vụ có hiệu quả các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.
3. Phân loại kiểm toán
3.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng
(1) Kiểm toán hoạt động
Là kiểm toán để xem xét và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị.
– Tính hiệu lực: Là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của đơn vị.
– Tính hiệu quả: Là việc đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Đối tượng của Kiểm toán này rất phong phú và đa dạng từ việc đánh giá toàn bộ hoạt động của một đơn vị, một phương án kinh doanh, một quy trình công nghệ, một tài sản, một thiết bị, mọt công trình xây dựng cơ bản đưa vào sử dụng … đến vệc tổ chức luân chuyển chứng từ trong một đơn vị.
– Kiểm toán này phả sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau: Kế toán, tài chính, kinh tế, cơ khí, xây dựng, khoa học kỹ thuật…
– Kết thúc kiểm toán là một báo cáo giải trình, có nhận xét, phân tích, đánh giá gửi cho các đơn vị có liên quan.
(2) Kiểm toán tuân thủ
Là loại kiểm toán để xem xét bên được kiểm toán có tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc, quy chế mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng nhà nước đã đề ra hay không.
(3) Kiểm toán báo cáo tài chính
Là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của báo cáo tài chính (do các đơn vị kế toán lập ra) cũng như xem xét các báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không?
Các báo cáo tài chính thường được kiểm toán nhiều nhất là bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ kể cả bản ghi chú, bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển do tính phổ biến của Kiểm toán báo cáo tài chính và do chủ thể Kiểm toán báo cáo tài chính thường là các Kiểm toán viên độc lập ở các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện kiểm toán để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng, các nhà đầu tư nên đã có sự đồng nhất giữa “Kiểm toán” với “Kiểm toán báo cáo tài chính”.
=> Đây là loại Kiểm toán phổ biến
3.2 Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiếm toán
*) Kiểm toán nội bộ
Là việc kiểm toán do doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện do Kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành.
Phạm vi của Kiểm toán nội bộ xoay quanh một số lĩnh vực sau:
– Trước hết là kiểm tra việc hạch toán, lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã đúng, trung thực chưa.
– Kiểm tra và đánh giá tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan, giám sát, hoạt động của hệ thống này và tham gia hoàn thiện chúng.
– Kiểm tra các thông tin tác nghiệp và thông tin tài chính, bao gồm việc soát xét lại các phương tiện đã sử dụng để xác định, để tính toán, để phân loại và báo cáo những thông tin này. Thẩm định cụ thể các khoản mục cá biệt (Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, các số liệu tài khoản…)
– Kiểm tra tính hiệu lực, tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị.
=> Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị. Bên cạnh đó, Kiểm toán nội bộ cũng tiến hành kiểm tra, tuân thủ để xem xét việc chấp hành các quy chế, chính sách trong một đơn vị .
*) Kiểm toán Nhà nước
Là công việc kiểm toán do các cơ quan chức năng của Nhà nước (tài chính, thuế…) và cơ quan kiểm toán nhà nước chuyên trách tiến hành. Hệ thống kiểm toán nhà nước do nhà nước thành lập, quản lý, là một công cụ quan trọng nhằm tăng cường chức năng kiểm tra giám sát việc chi tiêu, sử dụng tài nguyên, công sản quốc gia.
– Kiểm toán nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và các chế độ của nhà nước tại các đơn vị có sử dụng kinh phí nhà nước.
– Ngoài ra kiểm toán nhà nước còn kiểm toán hoạt động để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan đơn vị kiểm toán.
Ở Việt Nam, đây là một tổ chức kiểm toán thuộc Chính phủ làm nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận tính đúng, hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước, các đoàn thể xã hội có sử dụng kinh phí nhà nước.
*) Kiểm toán độc lập
Là hoạt động của kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập hành nghề trong các Công ty kiểm toán, làm nhiệm vụ kiểm toán và xác nhận sự trung thực, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức kinh tế, xã hội có yêu cầu. Qua đó tạo ra sự tin tưởng của người sử dụng các thông tin tài chính đã được kiểm toán cũng như giúp các doanh nghiệp, cơ quan sự nghiệp phát hiện các sai sót rủi ro và đề xuất các biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu qua kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu lực, hiệu quả quản lý của đơn vị.
Kiểm toán viên độc lập phải là người có năng lực chuyên môn và đạo đức hành nghề được nhà nước thừa nhận bằng việc cấp chứng chỉ kiểm toán viên sau khi kỳ thi đạt kỳ thi quốc gia kiểm toán viên.
Công ty kiểm toán là doanh nghiệp dược thành lập và hoạt động theo luật “Luật doanh nghiệp Nhà nước” hoặc Luật doanh nghiệp hoặc Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Các công ty kiểm toán là một doanh nghiệp dịch vụ theo nguyên tắc tự trang trải chi phí (được thu phí kiểm toán và hạch toán kinh doanh như một doanh nghiệp).
* Đối tượng kiểm toán: Ở Việt Nam tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, mọi tổ chức và cá nhân có nhu cầu kiểm toán đều có thể là đối tượng của kiểm toán độc lập, trong đó đối tượng bắt buộc phải kiểm toán là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
* Đặc điểm hoạt động: Theo cơ chế dịch vụ dựa vào cơ chế tài chính, kế toán. Những kiểm toán viên là những người làm thuê đặc biệt được quyền phê bình ông chủ.
4. Đối tượng và khách thể của kiểm toán
4.1 Đối tượng kiểm toán
Là thực trạng tài chính cùng hiệu quả, hiệu năng của các nghiệp vụ hay dự án cụ thể.
Cả thực trạng tài chính cũng như hiệu năng, hiệu quả phải được thể hiện trong một đơn vị cụ thể (DN, đơn vị sự nghiệp, cơ quan kinh tế và hành chính) hoặc một dự án, một công trình cụ thể. Trong quan hệ chủ sở hữu, các đơn vị đó thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân hoặc hỗn hợp. Trong phạm vi một quốc gia, các đơn vị này có thể hình thành từ nguồn đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh giữa trong và ngoài nước …tổng hợp các tiêu thức trên có thể phân chia các đơn vị thành các khách thể kiểm toán trong quan hệ với chủ thể kiểm toán.
4.2 Khách thể của kiểm toán
– Khách thể của kiểm toán nhà nước: bao gồm tất cả các đơn vị, cá nhân có sử dụng Ngân sách nhà nước như:
+ Các dự án, công trình do Ngân sách nhà nước đầu tư.
+ Các DNNN: 100% vốn NSNN
+ Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước (100% vốn NSNN)
+ Các cơ quan kinh tế, quản lý của Nhà nước và các đoàn thể xã hội…
– Khách thể của kiểm toán độc lập:
+ Các doanh nghiệp và xí nghiệp tư (kể cả công ty TNHH)
+ Các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài
+ Các liên doanh giữa các tổ chức trong và ngoài nước
+ Các HTX và DNCP
+ Các chương trình, dự án có nguồn kinh phí từ bên ngoài NSNN…
– Khách thể của kiểm toán nội bộ:
+ Các bộ phận cấu thành trong đơn vị
+ Các hoạt động, các chương trình, các dự án cụ thể trong đơn vị
5. Nhiệm vụ của kế toán, kiểm toán viên
a, Công việc của một kế toán
Có thể hiểu Kế toán là người chịu trách nhiệm trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đưa ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.
* Kỹ năng và kinh nghiệm cần có
– Thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng và các phần mềm chuyên về kế toán như MISA, Fast và Bravo.
– Có trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ cao: bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành kế toán, đặc biệt là những chứng chỉ có giá trị như chứng chỉ hành nghề kế toán của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh – ACCA.
– Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp
– Sự nhạy bén trước những biến động của thông tin kinh tế, tài chính, nắm bắt thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai
* Mô tả công việc
– Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh từ toàn bộ các phòng ban như Phòng kinh doanh, Bộ phận bán hàng,… ở đơn vị vào chứng từ kế toán là phiếu thu, phiếu nhập/xuất kho, hóa đơn bán hàng.
– Tổng hợp, ghi chép lại chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ kế toán một cách chính xác và hợp lý.
– Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo.
– Làm báo cáo kế toán hàng tháng từ các số liệu đã ghi chép hàng ngày để gửi tới Ban lãnh đạo, từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh, đem lại những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp.
b, Nhiệm vụ của Kiểm toán viên
* Kỹ năng và kinh nghiệm cần có
– Sự tỉ mỉ, thận trọng
– Tư duy logic, khả năng diễn đạt gãy gọn, rõ ràng để tổng hợp báo cáo và đưa ra giải pháp một cách chính xác và dễ hiểu nhất.
– Thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng: Excel, Word và các phần mềm như MISA, Fast và Bravo, cũng như một số phần mềm kế toán thông dụng khác.
– Khả năng làm việc độc lập, chủ động, trung thực trong công việc.
* Mô tả công việc
– Kiểm toán thu – chi, sử dụng nguồn nhân lực, tài sản công ty, quy trình – chứng từ tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế, nội quy doanh nghiệp.
– Lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sở phân tích mục tiêu cùng nguồn tài liệu thu thập được; kiểm tra, giám sát tiến độ và khối lượng công việc của doanh nghiệp; lưu trữ chứng từ, hồ sơ liên quan công tác .
– Ghi nhận và đề xuất hướng giải quyết cho các khó khăn, vướng mắc phát sinh với nhà thầu và các bộ phận có liên quan.
– Làm các báo cáo hàng tuần, tháng, quý, năm theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
Ở nước ta, thuật ngữ kiểm toán (KT) mới xuất hiện và sử dụng từ hơn một chục năm cuối thế kỷ 20. Nhưng rất có cơ sở để phóng đoán rằng từ Kiểm toán đã xuất hiện rất sớm cùng với nền văn minh Ai Cập La Mã cổ đại. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công!