Xử lý nghiệp vụ doanh nghiệp cho vay, cho mượn vật tư hàng hoá 2019

XỬ LÝ NGHIỆP VỤ DOANH NGHIỆP CHO VAY, CHO MƯỢN VẬT TƯ, HÀNG HÓA MỚI NHẤT NĂM 2019

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh không tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp bị thiếu vật tư, hàng hóa mà việc mua về để phục vụ ngay cho sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi và nhanh chóng. Vì vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đi vay mượn của doanh nghiệp khác. Vậy khi doanh nghiệp bạn gặp phải trường hợp này, thì kế toán phải xử lý thế nào? Hồ sơ chứng từ cần những gì để nghiệp vụ này được cho là hợp lý. Mời các bạn cùng Ketoanviethung tìm hiểu cụ thể như sau.

46 1

XEM THÊM

Các Khoá học Kế toán Doanh nghiệp tại Việt Hưng

Kế toán doanh nghiệp làm những việc gì?

Học kế toán thực hành trên phần mềm kế toán doanh nghiệp

  1. Bản chất của việc vay mượn vật tư, hàng hóa:

Là sự thỏa thuận giữa hai bên, mà bên cho mượn giao vật tư, hàng hóa, tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời gian mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại vật tư, hàng hóa, tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được

Theo đó: bên cho mượn là chủ sở hữu đối với tài sản và có quyền định đoạt đối với tài sản cho mượn. Người mượn không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản khi được sự ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

  1. Căn cứ pháp lý

            Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC  quy định:

nghiệp vụ doanh nghiệp 1

  1. Doanh nghiệp cho vay, cho mượn máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa không phải xuất hóa đơn GTGT, không phải tính và nộp thuế GTGT

  2. Quy trình, thủ tục vay, mượn vật tư, hàng hóa

– Bên đi vay làm để nghị (hợp đồng) mượn vật tư, hàng hóa gửi đến bên cho vay

– Bên cho vay căn cứ vào đề nghị (hợp đồng) mượn vật tư hàng hóa của bên đi vay lập Phiếu xuất kho vật tư, hàng hóa cho bên đi vay

– Sau khi, không dùng nữa, bên đi vay sẽ trả lại vật tư, hàng hóa cho bên cho vay, và bên cho vay sẽ lập Phiếu nhập kho vật tư, hàng hóa.

  1. Hạch toán đối với nghiệp vụ vay, mượn vật tư, hàng hóa

5.1 Đối với bên cho vay

– Khi doanh nghiệp xuất kho vật tư, hàng hóa cho vay, cho mượn

Nợ TK 1388: Phải thu khác tăng lên

Có TK 152, 153, 155, 156: Ghi giảm giá trị vật tư, hàng hóa

– Khi doanh nghiệp nhận vật tư, hàng hóa trả lại

Nợ TK 152, 153, 155, 156: Ghi tăng giá trị vật tư, hàng hóa

Có TK 1388: Giảm khoản phải thu khác

5.2 Đối với bên đi vay

– Khi nhận vật tư, hàng hóa đi vay, mượn về

Nợ TK 152, 153, 155, 156: Ghi tăng giá trị vật tư, hàng hóa

Có TK 3388: Ghi tăng khoản phải trả khác

– Khi doanh nghiệp trả lại vật tư, hàng hóa

Nợ TK 3388: Ghi giảm giá trị vật tư, hàng hóa

Có TK 152, 153, 155, 156: Ghi giảm giá trị vật tư, hàng hóa

  1. Hồ sơ, chứng từ vay, mượn vật tư, hàng hóa

6.1. Đề nghị mượn vật tư, hàng hóa:

Yêu cầu:

+ Nêu được mục đích mượn vật tư, hàng hóa

+ Nêu rõ tên chủng loại, số lượng, chất lượng của vật tư, hàng hóa vay mượn

Ví dụ: Mẫu đề nghị mượn vật tư, hàng hóa

nghiệp vụ doanh nghiệp 2

Mẫu đề nghị mượn vật tư, hàng hóa các bạn có thể tải TẠI ĐÂY

6.2. Phiếu xuất kho Vật tư, hàng hóa cho vay, mượn

Yêu cầu: Ghi rõ ngày tháng xuất cho mượn, tên, số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư, hàng hóa cho mượn

HA 3 9

Mẫu phiếu xuất kho cho vay mượn vật tư, hàng hóa các bạn có thể tải TẠI ĐÂY

6.3. Phiếu nhập kho vật tư, hàng hóa cho vay, mượn

Yêu cầu: Ghi rõ ngày tháng nhập kho vật tư, tên, số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư, hàng hóa nhập lại.

0001 1

Mẫu phiếu nhập kho cho vay mượn vật tư, hàng hóa các bạn có thể tải TẠI ĐÂY

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *