Ngành kế toán học những môn gì? Nếu các bạn là sinh viên mới bắt đầu với ngành kế toán đang băn khoăn về ngành học. Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc như thế. Để giải đáp cho bạn đọc, kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ trong bài viết sau.
XEM THÊM
Các Khoá học kế toán tại Việt Hưng
Các Hình thức học kế toán ONLINE
1. Nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán là môn học cơ bản đầu tiên trong chương trình học của chuyên ngành kế toán mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải học.
Là môn đại cương cơ bản vì vậy các sinh viên khi theo học chuyên ngành kế toán không được lơ là và phải tập trung khi bắt đầu học môn này. Nguyên lý kế toán là nền tảng cho các môn chuyên ngành sau này để bạn có thể hiểu sâu về hơn về các nội dung kiến thức của kế toán.
Nguyên lý kế toán cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về:
- Mã số tài khoản
- Cách phân biệt tài sản và nguồn vốn,
- Được tiếp cận với những mã số tài khoản trên bảng báo cáo tài chính,
- Cách thực hiện định khoán các nghiệp vụ,…
Ý nghĩa của môn nguyên lý kế toán:
- Hình thành rõ được công việc của một kế toán phải thực hiện ở một doanh nghiệp
- Hiểu rõ được bản chất của kế toán.
- Hiểu và biết cách vận dụng các nguyên tắc trong kế toán
- Áp dụng được các phương pháp kế toán vào trong thực tiễn
2. Kế toán tài chính
Môn kế toán tài chính bao gồm:
- Kế toán tài chính doanh nghiệp
- Kế toán hành chính sự nghiệp.
Kế toán tài chính giúp bạn làm quen với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, cách thức hạch toán tài khoản, kết hợp để vẽ sơ đồ chữ T tạo sự liên kết giữa các tài khoản khác nhau.
Các kiến thức này tổng hợp lại với nhau bạn sẽ được hướng dẫn lập bảng báo cáo tài chính, học về các loại sổ kế toán. Đây là giai đoạn cuối cùng của tất cả các kiến thức kế toán bạn đã được học.
Ý nghĩa của môn học
Các bạn sẽ học về bảng tài khoản kế toán Việt Nam (theo thông tư 200). Và cách thức hạch toán của rất nhiều loại tài khoản khác nhau.
Có khả năng phân tích báo cáo tài chính. Lập bảng và trình bày báo cáo tài chính. Lập báo cáo thuế,… Để biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo quý, theo năm.
Biết cách lập các loại sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký, sổ cái
- Sổ kế toán chi tiết : Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Biết về các hình thức kế toán áp dụng:
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Kế toán chi phí và quản trị
- Kế toán quản trị là môn học mới được các trường đại học giảng dạy từ năm 2016. Đây là môn học giúp sinh viên thu thập, phân tích giải thích và truyền đạt thông tin cho các nhà quản lý.
- Là cơ sở giúp nhà quản lý đưa ra được các quyết định về: tài chính, nhân sự, … Cũng như lập kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng như đề ra.
Ý nghĩ môn học
Mỗi một buổi học củakế toán quản trị sẽ là một phần học riêng vì vậy mỗi tiết học đều rất quan trong đối với bạn. Đề ra chiến lược học trong học tập là nền tảng giúp bạn học tốt các môn chuyên ngành tiếp theo như: kế toán công nợ, kế toán xây dựng, kế toán ngân hàng.
3. Kế toán thực hành
Bên cạnh việc học tập những kiến thức trên mặt lý thuyết như các môn: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán công nợ và kế toán xây dựng. Việc thực hành thường xuyên giúp các bạn sinh viên không khỏi bỡ ngơ khi làm việc tại các doanh nghiệp.
Các sinh viên sẽ được giảng viên dạy thực hành các công việc của kế toán tại doanh nghiệp. Cách xử lý khi phát sinh các trực từ bằng cách sử dụng các phần mềm kế toán như: FAST, Misa hoặc trên Excel
Ý nghĩ của môn học
Kết hợp kiến thức trên nền tảng lý thuyết với thực hành sẽ giúp các bạn sinh viên nắm được nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng thực hiện công việc kế toán một cách chuyên nghiệp.
4. Top mẫu CV dành riêng cho các bạn SV ngành kế toán
Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như:
– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính.
– Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
– Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính.
– Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
Môt CV tiêu chuẩn thường sẽ có các phần cơ bản gồm: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa, kĩ năng… Tuy nhiên tùy vào ngành nghề ứng tuyển mà chúng ta sẽ điều chỉnh dung lượng, chất lượng các phần sao cho hợp lý nhất.
4.1. Thông tin cá nhân
Ở phần này,bạn bắt buộc phải có các thông tin: TÊN,ĐỊA CHỈ,NGÀY SINH,SỐ ĐIỆN THOẠI VÀ EMAIL một cách rõ ràng nhất. Đối với môi trường kế toán ảnh đính kèm của bạn nên là một tấm ảnh nghiêm túc (ảnh thẻ).
4.2. Trình độ và bằng cấp
Đối với CV kế toán thì đây là một phần khá rất quan trọng bởi lẽ để hoạt động được trong lĩnh vực này bạn cần được đào tạo bài bản. Không giống như marketing, truyền thông hay designer là những ngành nghề chỉ quan trọng phấn kinh nghiệm. Đối với CV kế toán bạn hãy ghi rõ các bằng cấp, chứng chỉ liên quan, đặc biệt ghi rõ cả cơ sở đào tạo hay cấp chứng chỉ cho bạn. Một cái tên uy tín chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt.
4.3. Kinh nghiệm làm việc
Bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc
– Cần có một thành tích tốt
– Những trải nghiệm thú vị tại trường học .
VD: việc nắm vững kiến thức về luật thuế, định khoản, tính toán, cuộc thi – CLB kế toán ở trường, thực tập sinh, kỹ năng mềm…
-> sẽ là yếu tố giúp bạn nổi bật.
– Vững kiến thức chuyên môn thật tốt làm tốt bài test thi tuyển trên giấy hoặc ít nhất bạn sẽ gặp những câu hỏi chuyên ngành
Cách tốt nhất đề mô tả phần này là bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, tên công ty, ví trí công việc, trách nhiệm và sự đạt được.
4.5. Kỹ năng
Ngoài những kiến thức về chuyên ngành kế toán thì những kỹ năng mềm cũng là điều vô cùng quan trọng.
Thêm vào đó nếu bạn tham gia khóa học ở các trung tâm ngoài như khóa học kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng bán hàng, tư vấn…
Nhưng bạn muốn chứng minh mình có thực lực trong công việc thì ít nhất bạn phải qua được vòng loại CV
Các bằng cấp thêm như thế cũng chứng minh được bạn là con người ham học hỏi, xác định và mong muốn có một công việc trong tương lai củng cố kỹ năng
Ngoài ra các kỹ năng sau bạn có thể bao gồm:
- Kỹ năng máy tính: có kinh nghiệm thực hành kế toán trên phần mềm MISA,FAST,EXCEL,…
- Kỹ năng phân tích: khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, tư duy logic.
Tóm lại, bạn cần nêu bật những kinh nghiệm, kỹ năng nổi bật có liên quan và phù hợp với công việc kế toán bạn ứng tuyển.
Ngoài ra phần trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ (nếu có) bạn nên chỉ ra ở CV của bạn
Lưu ý khi làm CV xin việc:
- Tuyệt đối không để sót lỗi chính tả.
- Không chọn quá nhiều font chữ, cỡ chữ khác nhau gây sự phân tâm, tạo cảm giác rối mắt. CV ứng tuyển kế toán không cần các thiết kế độc, lạ như các ngành truyền thông, marketing.
- Câu văn cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và truyển tải được nhu cầu muốn làm việc và cống hiến năng lực cho công ty.
- Đơn xin việc Viết tay là chuẩn nhất, bởi một lá đơn xin việc viết tay sẽ gây ấn tượng hơn một lá đơn xin việc đánh máy, bạn hãy cố gắng viết đẹp nhất có thể nhé.
Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ bạn đọc những kiến thức chuyên môn bắt buộc cần có của ngành kế toán. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.