Học nguyên lý kế toán là cơ sở, nền tảng cho bạn tiếp tục học các môn kế toán tài chính, kế toán quản trị và thực hành kế toán thực tế khi ra trường. Dó đó, muốn giỏi nghiệp vụ, trước hết bạn cần thực sự vững về nguyên lý. Và cũng vì thế, tại trung tâm đào tạo kế toán hàng đầu – chúng tôi luôn ưu tiên việc học nguyên lý kế toán trước khi bắt tay vào thực hành dựa trên các hóa đơn chứng từ thực tế tùy thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì vậy để học nguyên lý kế toán, Kế Toán Việt Hưng xin chia sẻ phương pháp với 6 gạch đầu dòng quan trọng trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo!
1. Bước đầu tiên giúp học nguyên lý kế toán tốt nhất, bạn phải thuộc và nắm rõ hệ thống tài khoản kế toán. Muốn nhanh nhớ được hết hệ thống tài khoản thì chúng ta chịu khó ghi ra giấy nhiều lần. Mỗi một ngày cố gắng nhớ được 5 tài khoản trong hệ thống tài khoản.
Hệ thống tài khoản kế toán là một tập hợp các tài khoản kế toán được sử dụng để ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán. Tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà các kế toán thực hiện việc hạch toán chi tiết sử dụng tới tài khoản cấp 2 hay cấp 3. Các trường hợp sử dụng tới tài khoản cấp 3 thường là doanh nghiệp sản xuất và xây dựng.
Doanh nghiệp sử dụng những loại tài khoản nào thì trong danh mục hệ thống tài khoản thực hiện tại doanh nghiệp cần phải tập hợp toàn bộ tài khoản kế toán đó. Và nếu muốn thành thạo, bạn cũng cần học nguyên lý kế toán dựa trên hệ thống tài khoản đó.
Các loại hệ thống tài khoản kế toán:
- Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200
- Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133
2. Hiểu rõ được tính chất cân đối của tài sản và nguồn vốn; phân biệt được đâu là tài khoản về nguồn vốn, đâu là các tài khoản về tài sản cũng là những vấn đề cần lưu tâm khi học nguyên lý kế toán
Tính cân đối là tính chất quan trọng nhất của bảng cân đối kế toán. Tổng số tiền phần tài sản, tổng số tiền phần nguồn vốn ở bất cứ thời điểm nào bao giờ cũng luôn bằng nhau.
Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các nghiệp vụ kinh tế tài chính diễn ra thường xuyên liên tục, đa dạng và phong phú cũng gây nên sự biến động, sự thay đổi về giá trị của các loại tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được trình bày trên bảng cân đối kế toán, nhưng vẫn không làm mất đi tính cân đối của bảng cân đối kế toán, sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn bao giờ cũng được tôn trọng.
Nghiên cứu sự thay đổi của bảng cân đối kế toán theo 9 trường hợp với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh lần lượt cụ thể sau đây:
+ Trường hợp 1: Tài sản này tăng – Tài sản khác giảm
+ Trường hợp 2: Nguồn vốn này tăng – Nguồn vốn khác giảm
+ Trường hợp 3: Món nợ này tăng – món nợ khác giảm
+ Trường hợp 4: Nguồn vốn tăng – Món nợ giảm
+ Trường hợp 5: Nguồn vốn giảm – Món nợ tăng
+ Trường hợp 6: Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng
+ Trường hợp 7. Tài sản tăng – Nợ tăng
+ Trường hợp 8: Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm
+ Trường hợp 9: Tài sản giảm – Nợ giảm
3. Nắm rõ 4 nguyên tắc cơ bản trong quá trình học nguyên lý kế toán đó là:
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản này tăng lên; đồng thời sẽ làm cho tài sản khác giảm đi thì tính chất cân đối kế toán không thay đổi; nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn này tăng lên; đồng thời sẽ làm cho nguồn vốn khác giảm đi tính chất cân đối kế toán không thay đổi; nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn này tăng lên; đồng thời sẽ làm cho tài sản khác tăng lên thì tính chất cân đối kế toán không thay đổi; nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
– Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn này giảm đi; đồng thời sẽ làm cho nguồn vốn khác giảm đi thì tính chất cân đối kế toán không thay đổi nghĩa là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.
4. Từ việc nắm rõ 4 nguyên tắc cơ bản sau khi học nguyên lý kế toán trên chúng ta làm thật nhiều bài tập tình huống, trong khi làm bài tập chúng ta cần nắm rõ các tính chất của hệ thống tài khoản như:
– Tài khoản đầu 1, đầu 2 tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có, và luôn có số dư bên Nợ. Chỉ trừ một số tài khoản đặc biệt như TK 214 có số dư bên Có, TK 131 có số dư 2 bên…
– Tài khoản đầu 3, đầu 4 tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ, và luôn có số dư bên Có. Chỉ trừ một số tài khoản đặc biệt như TK 331- TK có tính chất dư 2 bên,…
– Tài khoản đầu 5, đầu 7 ghi nhận doanh thu, thu nhập khác và cách ghi nhận là tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ và cuối cùng không có số dư.
– Tài khoản đầu 6,8,9 ghi nhận chi phí và có kết cấu ngược với tài khoản doanh thu và cuối cùng không bao giờ có số dư.
5. Tự vẽ ra chữ T, sơ đồ hạch toán.
6. Xem các video học kế toán và làm trắc nghiệm thật nhiều trên giáo trình tự học nguyên lý kế toán để có thể hiểu rõ, nắm chắc những thông tin liên quan đến nghiệp vụ của bạn
Bạn muốn cập nhật thêm các thông tư, nghị định, các biểu mẫu hỗ trợ công việc, theo dõi fanpage, kênh youtube của Kế Toán Việt Hưng để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhé! Chúc các bạn luôn thành công trong sự nghiệp của chính mình!
Xem thêm: Học nguyên lý kế toán ở đâu tốt
Tại sao lại nghiệp vụ kinh tế phát sinh NV tăng thì đồng thời NV khác cũng tăng
NV khác phải giảm đi chứ ạ. ở mục 3.