9 Lưu ý về đăng ký hộ kinh doanh mới nhất

Đăng ký hộ kinh doanhĐối với đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của các loại hình doanh nghiệp thì hầu như các bạn đều có thể nắm rõ. Bởi với việc đăng kí doanh nghiệp này quen thuộc và nhiều thông tin đế với các bạn nhiều hơn. Thể nhưng đối với Hộ kinh donh thì có điểm gì khác với doanh nghiệp hay không? Bài viết này kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý về đăng kí kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh.

Ngày 23/6/2023, TCT đã đưa ra Thông báo 439/TB-TCT liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế với hộ kinh doanh.

1. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT như sau: 

“1. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận và nhập thông tin hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh vào hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được tiếp nhận vào hệ thống khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP;

b) Thông tin của hộ kinh doanh đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh;

c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh;

d) Đã nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh.

đăng ký hộ kinh doanh 2
Lưu ý về đăng ký hộ kinh doanh mới nhất

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, số hóa, đặt tên văn bản điện tử tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bằng bản giấy và tải lên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Các thông tin đăng ký hộ kinh doanh trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh được truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cơ quan thuế..”

2. Mã số hộ kinh doanh được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT quy định về mã số hộ kinh doanh được tạo như thế nào, quy trình tạo, cụ thể: 

1. Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.

2. Việc tạo mã số hộ kinh doanh được thực hiện theo quy trình sau:

a) Khi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;

b) Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế nhận thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh từ hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền sang và tự động kiểm tra sự phù hợp của thông tin theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế.

Trường hợp thông tin phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động tạo mã số hộ kinh doanh và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với hộ kinh doanh; đồng thời truyền các thông tin này sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp thông tin không phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động phản hồi về việc thông tin không phù hợp và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh;

c) Trên cơ sở thông tin do Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế cung cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho người thành lập hộ kinh doanh; trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.”

Điều này so với trước kia có điểm khác biệt, đó là hộ kinh doanh được cấp mã số đăng ký hộ kinh doanh. Đây là mã số này được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nó không phải là mã số thuế (Theo quy định Điều 83 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

XEM THÊM

Hướng dẫn cách lập chứng từ kế toán cho cá nhân, hộ kinh doanh theo TT88

[Giải đáp] Hộ kinh doanh cá thể có phải kê khai thuế không?

Khóa học kế toán dành cho hộ kinh doanh

2.1 Thời gian tiếp nhận hồ sơ và cấp mã số 

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin đề nghị cấp mã số hộ kinh doanh thì thông tin về việc xác nhận mã số hộ kinh doanh, mã số địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh sẽ được truyền sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trường hợp Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế từ chối cấp mã số của hộ kinh doanh thì Hệ thống sẽ gửi thông tin (mã lỗi) sang Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh. Qua đó cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho hộ kinh doanh.

2.2 Hồ sơ đăng ký 

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh; hồ sơ thay đổi thông tin,… được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CPThông tư 02/2023/TT-BKHĐT và phụ lục đính kèm.

2.3 Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký 

Để nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh; hồ sơ thay đổi thông tin,.. của hộ kinh doanh thì có 2 địa điểm nộp đó là tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc qua mạng thông tin điện tử theo quy định.

Còn đối với hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

3. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, thông báo CQT

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT quy định như sau:

“Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Thông tư này là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp cho hộ kinh doanh ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do hộ kinh doanh đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ kinh doanh.”

“Trường hợp có hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở, hộ kinh doanh thông báo địa điểm kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và trả Thông báo về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh.”

Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

– Khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở, trước tiên hộ kinh doanh cần phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật. Sau đó tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP,Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo

Để đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo và không phải nộp hồ sơ cho cơ quan thuế.

4. Chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh

Để chấm dứt hoạt động, Hộ kinh doanh cần thực hiện các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Sau đó hộ kinh doanh gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT để làm thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

đăng ký hộ kinh doanh 3
Hỏi đáp kế toán hộ kinh doanh

Như vậy, kế toán Việt Hưng đã chia sẻ 9 lưu ý về đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...