7 lưu ý về tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định đơn vị HCSN

Khấu hao tài sản cố định đơn vị HCSN Ngày 25/4/2023, BTC ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do NN giao cho doanh nghiệp quản lý không bao gồm phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Dưới đây là 7 điểm cần lưu ý về tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định của đơn vị HCSN.

1. Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định

Căn cứ theo Điều 3, Thông tư 23/2023/TT-BTC tiêu chuẩn để xác định tài sản là tài sản cố định được quản lý, tính hao mòn, khấu hao tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn tại doanh nghiệp phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:

⦁ Tài sản có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

⦁ Tài sản có nguyên giá từ 10.000.000 trở lên.

khấu hao tài sản cố định 2
Mẫu sổ tài sản cố định

Theo Khoản 3, Điều 3, Thông tư 23/2023/TT-BTC, tài sản quy định tại Khoản 1, Điều này của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định pháp luật và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật được xác định là tài sản cố định nếu thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện:

⦁ Có thời gian sử dụng tối thiểu từ 01 năm trở lên.

⦁ Đáp ứng các yêu cầu về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

2. Khung thời gian tính hao mòn khấu hao tài sản cố định

So với Thông tư 45/2018/TT-BTC, Thông tư 23/2023/TT-BTC thay đổi một số quy định về thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn với máy photocopy, camera giám sát và một số tài sản cố định như sau:

Máy photocopy: 

⦁ Thời gian sử dụng máy photocopy giảm xuống còn 5 năm (tại Thông tư 45/2018/TT-BTC là 8 năm).

⦁ Tỷ lệ tính hao mòn của máy photocopy tăng lên 20% (tại quy định hiện hành theo Thông tư 45/2018/TT-BTC là 12,5 %).

Camera giám sát: 

⦁ Thời gian sử dụng Camera giám sát giảm xuống còn 5 năm (tại Thông tư 45/2018/TT-BTC là 8 năm).

⦁ Tỷ lệ tính hao mòn của Camera giám sát tăng lên 20% (tại quy định hiện hành theo Thông tư 45/2018/TT-BTC là 12,5 %).

3. Định nghĩa tài sản cố định vô hình 

Căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2023/TT-BTC:

khấu hao tài sản cố định 8
07 loại tài sản cố định

So với Thông tư 45/2018/TT-BTC hiện hành, tài sản cố định vô hình được chia thành 7 loại, trong đó Loại 7 là tài sản cố định vô hình khác.

4. Các loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 23/2023/TT-BTC, các tài sản dưới đây sẽ không phải tính hao mòn, khấu hao:

⦁ Tài sản cố định là quyền sử dụng đất áp dụng đối với các trường hợp phải xác định quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

⦁ Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2023/TT-BTC.

⦁ Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 45/2018/TT-BTC thì Thông tư 23/2023/TT-BTC mới đây đã loại bỏ hai loại tài sản cố định không tính hao mòn, khấu hao là tài sản cố định đang thuê sử dụng và tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.

XEM THÊM:

Hỏi đáp kế toán hành chính sự nghiệp chi tiết

Sơ đồ hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107

5. Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định cơ quan Nhà nước

Theo Thông tư 23/2023/TT-BTC, một số trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản cố định bao gồm:

⦁ Khi kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, được đánh giá lại giá trị của tài sản cố định.

⦁ Được thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

⦁ Trường hợp giá trị bộ phận tài sản cố định tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản cố định: Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận tài sản cố định.

⦁ Lắp đặt thêm một hoặc một số bộ phận tài sản cố định.

⦁ Tài sản cố định bị mất một phần hoặc bị hỏng hóc vì các lý do bất khả kháng như thiên tai, sự cố, tác động đột xuất (trừ trường hợp tài sản đã được khôi phục lại thông qua bảo hiểm tài sản công).

⦁ Điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Thông tư 23/2023/TT-BTC theo quy định tại các Điểm a, b và c, Khoản 1, Điều 103, Nghị định 1515/2017/NĐ-CP.

6. Bổ sung quy định về tài sản cố định đặc thù

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 23/2023/TT-BTC, tài sản cố định đặc thù được định nghĩa là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng phải quản lý được chặt chẽ về mặt hiện vật, điển hình như cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, di tích lịch sử được xếp hạng, lăng tẩm, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm,…), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 23/2023/TT-BTC mới đây đã bổ sung tài sản cố định đặc thù thêm tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm,…

=> Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 45/2018/TT-BTC thì Thông tư 23/2023/TT-BTC mới đây đã bổ sung tài sản cố định đặc thù thêm tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm,…

7. Bổ sung tài sản cố định theo nguồn gốc hình thành tài sản

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư 23/2023/TT-BTC, tài sản cố định phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản bao gồm:

⦁ Tài sản cố định được hình thành do mua sắm.

⦁ Tài sản cố định được giao hoặc được nhận do điều chuyển.

⦁ Tài sản cố định được hình thành do quá trình đầu tư, xây dựng.

⦁ Tài sản cố định được cho, tặng, khuyến mại, gồm cả trường hợp nhà cung cấp đổi tài sản cũ bằng tài sản mới sau một thời gian sử dụng theo chính sách của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

⦁ Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa.

⦁ Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết hạn liên doanh, liên kết căn cứ theo quy định tại Khoản 6, Điều 47, Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

⦁ Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

Trên đây là 7 điểm cần lưu ý về tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định đơn vị HCSN. So với quy định hiện hành tại Thông tư 45/2018/TT-BTC thì Thông tư 23/2023/TT-BTC mới đây đã bổ sung nhiều quy định về khấu hao tài sản cố định, các đơn vị thuộc diện đối tượng quy định trong Thông tư cần lưu ý để áp dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *