Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII; kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/06/2008 đã quy định rõ các đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng.

đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng

Những đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng gồm các trường hợp sau:

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng; nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới; đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa; dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư; mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên; thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

– Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa; dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào; chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên; thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng; khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

– Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế; mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Cách định khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Các đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa như thế nào?

Xuất phát từ bản chất của Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu; người tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu thuế; do vậy việc hoàn thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa như sau:

– Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc nhà nước trả lại cho người nộp thuế số thuế; mà người nộp thuế đã ứng ra trả trong giá mua hàng hóa; dịch vụ nhưng chưa thu lại được hoặc không thu lại được ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

– Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn giúp doanh nghiệp chủ động trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; mở rộng thị trường.

– Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ; từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước; tạo công ăn việc làm; tăng thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thanh toán, giảm nhập siêu.

– Xuất phát từ yêu cầu để được hoàn thuế giá trị gia tăng; cơ sở kinh doanh phải thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; và phải thanh toán qua ngân hàng. Do vậy, việc hoàn thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán; sử dụng hóa đơn chứng từ, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.

– Góp phần thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện các thông lệ quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế; để giúp đỡ những đối tượng khó khăn.

– Thể hiện sự công khai, minh bạch giữa quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế với Ngân sách Nhà nước.

Sau khi các đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng thì tiếp tục thực hiện việc kê khai; và báo cáo thuế một cách bình thường cho các kỳ kế toán tiếp theo.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...