Có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương không?

Xây dựng thang bảng lương | Hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp bỏ quên hoặc không làm bước xây dựng thang bảng lương. Đến khi bị Thuế hay Bảo hiểm yêu cầu thì lúc đó mới thực hiện để đáp ứng. Vậy việc xây dựng thanh bảng lương có thực sự cần thiết? Và bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải làm? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu ở bài viết sau nhé.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 về viêc xây dựng thang bảng lương như sau:

“1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

1. Có bắt buộc công khai thang lương, bảng lương không?

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”

>> Doanh nghiệp cần phải CÔNG KHAI thang lương, bảng lương tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Ngoài ra, Doanh nghiệp còn phải xây dựng thang bảng lương bắt buộc phải có sự tham gia của Công đoàn theo Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức đối thoại khi có vụ việc.

2. Những lưu ý khi xây dựng thang bảng lương tại doanh nghiệp

Khi xây dựng thang lương, bảng lương cần lưu ý như sau:

– Mức lương thấp nhất của doanh nghiệp khi xây dựng theo công việc hoặc chức danh trả cho người lao động trong thang lương, bảng lương KHÔNG ĐƯỢC thấp hơn so với mức lương tối thiểu theo quy định.

– Mức lương tối thiểu của từng nơi sẽ khác nhau, nó được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

– Mức lương tối thiểu này được điều chỉnh dựa trên những yếu tố sau:

– Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình của người lao động

– Tham khảo giữa mức lương tối thiểu vùng và mức lương trên thị trường hiện tại;

– Chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay;

– Quan hệ cung, cầu lao động trong mỗi ngành nghề

– Tình hình việc làm và tỉ lệ thất nghiệp;

– Năng suất làm việc của từng vị trí, chức danh;

– Quy mô và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

3. Mức lương tối thiểu hiện tại quy định là bao nhiêu?

Tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

xây dựng thang bảng lương 3
Mức lương tối thiểu từng vùng 2023

Như vậy, việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà người sử dụng lao động làm việc như sau:

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Đối với các đơn vị có các chi nhánh hoạt động trên các địa bàn khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

– Đối với làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi về tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi có quy định mới.

– Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu cao nhất theo các địa bàn đó.

4. Phạt tới 20 triệu đồng khi doanh nghiệp “không” xây dựng thang bảng lương

Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;

b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;

c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;

d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;

đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

LƯU Ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

xây dựng thang bảng lương 5
Hỏi đáp kế toán tiền lương

Trên đây kế toán Việt Hưng đã chia sẻ cho bạn về việc có bắt buộc phải xây dựng thang lương bảng lương và những lưu ý khi lập thang lương, bàng lương. Chúc các bạn thành công.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...