Thủ tục giải thể hộ kinh doanh | Hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người, trong đó không có sự phân biệt pháp lý giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Hiện nay, đa phần nhiều người thường chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể (kinh doanh hộ gia đình) để mở cửa hàng ăn uống, bán tạp hóa, văn phòng phẩm,… Vậy thủ tục giải thể hộ kinh doanh đúng quy định như thế nào? Cùng tham khảo nhé!
1. Giải thể hộ kinh doanh là gì?
Giải thể hay còn gọi là chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh là một trong nhiều hình thức nhằm kết thúc một quá trình kinh doanh không đạt hiệu quả, hoặc việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn so với quy mô hiện tại hoặc cũng có thể mô hình hộ kinh doanh lúc này không còn phù hợp với quá trình phát triển.
Hiện nay, có rất nhiều hộ kinh doanh dù đã hoàn tất các nghĩa vụ, trả giấy phép kinh doanh sau khi ngưng hoạt động, nhưng người nộp thuế vẫn nhận được yêu cầu đóng thuế từ cơ quan quản lý, do không làm văn bản thông báo hoặc chưa hoàn thành hết các thủ tục giải thể theo quy định.
2. Thủ tục giải thể hộ kinh doanh đúng quy định
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thủ tục giải thể hộ kinh doanh đúng quy định như thế nào:
Bước 1: Thủ tục đóng mã số thuế
Theo Khoản 1 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hộ kinh doanh có nhu cầu giải thể cần làm thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh còn gọi là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh. Để có thể đóng mã số thuế thì hộ kinh doanh cần nộp các loại giấy tờ dưới đây.
Gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:
– Thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
– Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế);
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp ỦY QUYỀN, phải có thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
>> Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký hoặc nộp online trên cổng thông tin điện tử dịch vụ công.
Bước 2: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế
Sau khi nhận được đơn nộp xin khóa MST của hộ kinh doanh, trong 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế sẽ chuyển hồ sơ trạng thái mã số thuế của hộ kinh doanh sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, hộ kinh doanh cần thực hiện các nghĩa vụ thuế sau đây:
– Hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ với người lao động và chủ nợ: Hộ kinh doanh có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương, thưởng cho người lao động; phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho các chủ nợ (nếu có). Cần có biên bản thỏa thuận giữa chủ hộ kinh doanh và người lao động hoặc chủ nợ về biện pháp xử lý tiền lương, thưởng và các khoản nợ sau này nếu chưa thể thanh toán hết các khoản tại thời điểm hiện tại.
– Hoàn thành nghĩa vụ với CQT: Chủ hộ kinh doanh cần liên hệ với cán bộ quản lý thuế để kiểm tra và hoàn thành các nghĩa vụ về thuế như: tiền thuế phát sinh chưa đóng đến thời điểm giải thể, các loại tờ khai, báo cáo chưa nộp (nếu có).
LƯU Ý: Nếu hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn thì phải làm thông báo hủy hóa đơn, cắt góc hóa đơn, nộp báo cáo tình hình của việc sử dụng hóa đơn.
NHẬN KẾT QUẢ KHI HOÀN THÀNH BƯỚC 1 THỦ TỤC GIẢI THỂ HỘ KINH DOANH:
-
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả của Phòng Tài Chính – Kế Hoạch thuộc UBND quận/huyện;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì bạn phải làm lại từ Bước 1.
Bước 3: Hoàn thành thủ tục giải thể hộ kinh doanh
Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp quận/huyện phải xem xét hồ sơ và ra trả kết quả cho hộ kinh doanh.
Thực tế, thời gian thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh có thể kéo dài hơn thời gian theo quy định như trên.
3. Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Từ ngày 01/7/2023 theo Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT sửa đổi mẫu mới Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh ban hành kèm Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT:
TẢI VỀ Mẫu thông báo giải thể hộ kinh doanh theo quy định
(1) Điền số thông báo theo doanh nghiệp
VD: Thông báo số 35 của công ty A: Số 35/2021/TB-HL
(2) Điền địa chỉ, ngày tháng năm viết thông báo
VD: Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 20xx
(3) Điền các thông tin của doanh nghiệp: tên, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh
VD: CÔNG TY TNHH A
MST: 100123xxxx
Ngày cấp: 23/02/20XX
Nơi cấp: Sở KH&ĐT tỉnh Hòa Bình
(4) Điền số Quyết định hoặc Nghị Quyết của Công ty về việc giải thể doanh nghiệp và lý do giải thể
VD: Quyết định giải thể của công ty A số 08/2021/QĐ-HL ngày 23 tháng 08 năm 20XX
Lý do giải thể: Kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài
(5) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Trường hợp Tòa án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định ký trực tiếp vào phần này.
4. Mức phạt khi cá nhân không làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh đúng quy định
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền:
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP khi vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện;
b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện;
đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện;
e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, CQT, CQ quản lý thị trường.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
KHẮC PHỤC:
– Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, hộ kinh doanh còn bị buộc thông báo với CQ đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn nắm bắt được thủ tục giải thể hộ kinh doanh đúng quy định. Nếu như trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thực hiện bạn gặp phải thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ nhân viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.