Tổng hợp chi phí trong kế toán thuế hợp tác xã nông nghiệp

Theo quy định, đối với hợp tác xã nông nghiệp nói riêng và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nói chung, thực hiện kế toán thuế dựa trên các văn bản pháp lý sau:

– Luật hợp tác xã 2012

– Thông tư 24/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các Hợp tác xã Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Nghề muối

– Thông tư 83/2015/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã

– Thông tư 24/2017/TT-BTC hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, sửa đổi và bổ sung thông tư 24/2010/TT-BTC

Các văn bản pháp lý đã quy định rõ ràng, các kế toán thuế hợp tác xã nông nghiệp sử dụng để làm việc. Hôm nay, kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cụ thể đối với kế toán thuế hợp tác xã nông nghiệp trong tập hợp chi phí. Đây là vấn đề rất được các kế toán quan tâm, xác định tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thế nào cho đúng, tính giá thành sản phẩm,  lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành thế nào phù hợp. Tất cả được quy định chi tiết theo thông tư 24/2010/TT-BTC, sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, để hạch toán.

21 3

1. Kế toán thuế hợp tác xã nông nghiệp cần tuân thủ các quy định sau

1.1. Chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hạch toán trên Tài khoản 154 phải được chi tiết theo ngành nghề, sản phẩm hoặc từng dịch vụ mà HTX có tổ chức kinh doanh.

1.2. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hóa xuất bán và chi phí quản lý HTX.

1.3 Giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp được xác định vào cuối vụ hoặc cuối năm.

1.4. Nội dung chi phí sản xuất của một số ngành nghề, dịch vụ

1.4.1. Dịch vụ tưới tiêu nước gồm các khoản chi phí chủ yếu

– Tiền nước phải trả cho các công ty thuỷ nông;

– Tiền điện, xăng dầu chạy máy bơm;

– Khấu hao trạm bơm và hệ thống kênh mương dẫn nước do HTX đầu tư vốn;

– Chi phí nạo vét, sửa chữa hệ thống kênh mương;

– Chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn trạm bơm, máy bơm;

– Tiền công lao động xã viên vận hành máy và điều phối nước;

– Các khoản chi phí trực tiếp như lãi tiền vay…

1.4.2. Dịch vụ phòng trừ sâu bệnh

– Các loại thuốc sử dụng phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng;

– Nhiên liệu chạy máy phun thuốc sâu;

– Khấu hao máy bơm thuốc sâu;

– Chi phí dụng cụ cầm tay, quần áo, dụng cụ phòng hộ lao động;

– Chi phí sửa chữa máy bơm và bình bơm thuốc trừ sâu;

– Chi phí tiền công lao động và các khoản bồi dưỡng độc hại;

– Các khoản chi phí trực tiếp khác như lãi tiền vay.

1.4.3. Dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm cho các hộ có các khoản chi phí chủ yếu

– Các khoản chi về vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hóa từ nơi mua về kho HTX và các khoản chi phí liên quan đến việc tiêu thụ vật tư, hàng hóa;

– Khấu hao nhà kho, phương tiện vận chuyển của bộ phận dịch vụ;

– Lãi tiền vay phải trả;

– Tiền công cán bộ, xã viên trực tiếp hoạt động dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm;

– Các khoản chi phí trực tiếp khác.

Không phản ánh vào chi phí dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp giá vốn (giá mua vào) của vật tư, hàng hóa và sản phẩm nhận bao tiêu cho các hộ.

1.4.4. Hoạt động nhận hàng về gia công, như: May mặc, dệt thảm, thêu ren…có các chi phí sản xuất

– Các khoản chi phí liên quan đến việc đi nhận, trả hàng sau khi gia công xong như chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hóa…;

– Các loại vật liệu do HTX bỏ ra trong quá trình gia công;

– Tiền công lao động của xã viên trực tiếp gia công;

– Chi phí về điện, nhiên liệu sử dụng trong quá trình gia công;

– Khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng;

– Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị;

– Các khoản chi phí trực tiếp khác (như lãi tiền vay..).

Không phản ánh vào chi phí gia công giá trị nguyên vật liệu của người giao gia công.

1.4.5. Hoạt động chế biến nông, lâm sản: Chi phí sản xuất gồm các khoản sau:

– Giá trị nguyên vật liệu chính đưa vào chế biến;

– Các loại nguyên vật liệu phụ sử dụng trong quá trình chế biến;

– Chi phí về điện, nhiên liệu (than, củi, xăng dầu) sử dụng để chạy máy và chế biến sản phẩm;

– Chi phí sửa chữa máy móc;

– Khấu hao nhà xưởng, máy móc sử dụng trong sản xuất chế biến;

– Tiền công lao động trực tiếp sản xuất;

– Các khoản chi trực tiếp khác.

1.4.6. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, chi phí sản xuất

– Giống;

– Phân bón;

– Chi phí phòng từ sâu bệnh cho cây trồng;

– Chi phí làm đất;

– Chi phí tưới nước;

– Tiền công lao động;

– Khấu hao tài sản cố định và chi phí sửa chữa tài sản chuyên dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp;

– Các khoản chi phí trực tiếp khác.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Bên Nợ:

– Các chi phí trực tiếp của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh.

Bên có:

– Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã sản xuất, chế biến xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;

– Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho các hộ xã viên, khách hàng.

Số dư bên Nợ:

Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

3. Phương pháp kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

4. Hạch toán dịch vụ tưới tiêu nước

1.1. Chi phí tu bổ, nạo vét kênh mương dẫn nước (sửa chữa tu bổ thường xuyên), ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 – Phải trả cho xã viên và người lao động trong HTX (Tiền công lao động xã viên và tiền công thuê ngoài)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Khoán gọn cho bên ngoài sửa chữa, nạo vét).

1.2. Xuất phụ tùng sửa chữa, thay thế máy bơm, trạm bơm, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

1.3. Khi mua xăng, dầu sử dụng cho máy bơm, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có các TK 111,112,141,331.

1.4. Tiền điện và thuỷ lợi phí phải trả cho chi nhánh điện và công ty thuỷ nông, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

1.5. Khi xác định tiền công lao động phải trả cho xã viên vận hành máy và điều phối nước, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 – Phải trả xã viên và người lao động trong HTX.

1.6. Định kỳ, tính khấu hao máy bơm, trạm bơm, kênh mương dẫn nước, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

1.7. Phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí sản xuất trong năm (Chi phí sửa chữa lớn kênh mương, máy bơm, trạm bơm), ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn.

1.8. Cuối kỳ xác định số dịch vụ tưới tiêu nước hoàn thành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

2. Hạch toán dịch vụ phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi

2.1. Về thuốc phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi:

– Nếu HTX mua về dự trữ trong kho, khi xuất kho ra sử dụng, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

–         Nếu HTX mua về sử dụng ngay không nhập kho, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111 – Tiền mặt (Thanh toán bằng tiền mặt)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)

2.2. Xuất công cụ, dụng cụ ra sử dụng (Bình bơm thuốc sâu…)

– Khi xuất kho, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 005 – Công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng.

– Xác định số phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

2.3. Đối với HTX có sử dụng máy bơm thuốc trừ sâu chạy bằng xăng dầu

– Chi phí về xăng dầu chạy máy, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)

Có TK 111 – Tiền mặt (Mua xăng bằng tiền mặt sử dụng ngay)

Có TK 141 – Tạm ứng (Thanh toán tạm ứng tiền mua xăng)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Xuất xăng dầu trong kho ra sử dụng).

– Định kỳ, tính khấu hao máy bơm thuốc trừ sâu, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.

 2.4.  Xác định số tiền công lao động phải thanh toán cho xã viên, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi)

Có TK 334 – Phải trả xã viên và người lao động trong HTX.

 2.5. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí dịch vụ phòng trừ sâu bệnh đã hoàn thành vào Tài khoản giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

3. Hạch toán dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp

3.1. HTX mua vật tư nông nghiệp về nhập kho:

–  Khi vật tư mua đã về nhập kho, ghi:

Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (Nhập kho hàng hóa) (Giá hóa đơn) (1552)

Có TK 111 – Tiền mặt (Mua bằng tiền mặt )

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)

Có TK 331 – Phải trả người bán (Mua chưa thanh toán).

–  Khi xuất vật tư cung cấp cho các hộ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1552) (Giá xuất kho).

Đồng thời căn cứ hóa đơn, phản ánh doanh thu, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)

Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)

Có TK 511 – Doanh thu (Giá bán) (5111).

– Chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bán hàng:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)

Có TK 111 – Tiền mặt (Chi phí vận chuyển )

Có TK 141 – Tạm ứng (Thanh toán tạm ứng tiền vận chuyển)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Chi phí vận chuyển còn nợ chưa thanh toán).

3.2. HTX mua vật tư về giao ngay cho các hộ (Đội, tổ):

–  Khi vật tư về tới HTX giao ngay cho các đội, tổ, các hộ theo số lượng đã ký kết, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (Chi tiết dịch vụ cung cấp vật tư) (Theo giá mua trên hóa đơn)

Có TK 111 – Tiền mặt (Trả bằng tiền mặt )

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)

Có TK 331 – Phải trả người bán (Chưa thanh toán tiền).

Đồng thời phản ánh doanh thu cung cấp vật tư nông nghiệp cho các hộ, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)

Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)

Có TK 511 – Doanh thu (Giá bán) (5111).

–  Chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bán hàng (nếu có), ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)

Có TK 111 – Tiền mặt (Chi phí vận chuyển )

Có TK 141 – Tạm ứng (Thanh toán tạm ứng tiền vận chuyển)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Chi phí vận chuyển còn nợ chưa thanh toán).

4. Hạch toán dịch vụ sản xuất và cung cấp hạt giống cho các hộ

4.1. Trường hợp HTX đi mua giống mới ở công ty giống cây trồng về bán cho các hộ:

–  Khi mua hạt giống về nhập kho, ghi:

Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1552)

Có TK 111 – Tiền mặt (Mua bằng tiền mặt )

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Còn nợ chưa thanh toán).

– Khi xuất kho hạt giống bán cho các hộ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (Chi tiết dịch vụ giống)

Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1552).

– Trường hợp mua hạt giống về giao ngay cho các hộ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (Chi tiết dịch vụ giống)

Có TK 111 – Tiền mặt (Mua bằng tiền mặt )

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (Thanh toán bằng chuyển khoản)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Còn nợ chưa thanh toán).

Đồng thời ghi nhận doanh thu về bán hạt giống cho các hộ, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)

Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)

Có TK 511 – Doanh thu (Giá bán) (5111).

– Chi phí vận chuyển giống và các chi phí khác liên quan đến việc đi nhận giống, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)

Có các TK 111, 112, 141, 331….

– Các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, bán giống, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)

Có TK 334 – Phải trả xã viên và người lao động trong HTX (3341)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

4.2. Trường hợp HTX nhận giống mới về giao cho một số hộ có kinh nghiệm để sản xuất nhân giống.

Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng giữa HTX với các hộ sản xuất giống mà HTX có thể đầu tư thêm chi phí cho các hộ và mua lại toàn bộ số giống của các hộ sản xuất ra để cung cấp đại trà.

– Khi HTX nhận giống do mua ngoài về giao cho các hộ xã viên gia công nhân giống cho HTX, khi giao giống, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết dịch vụ cung cấp giống)

Có các TK 111,141,331.

– Các chi phí HTX phải trả cho các hộ xã viên gia công giống, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 111- Tiền mặt.

– Khi các hộ gia công giống xong giao giống trả lại cho HTX, ghi:

Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1551)

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

– Khi HTX xuất giống bán cho các hộ xã viên:

+ Phản ánh giá vốn số giống HTX xuất bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ (6321)

Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (1551).

+ Phản ánh doanh thu về bán giống, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Bán thu tiền ngay)

Nợ TK 131 – Phải thu (1311 – Phải thu của xã viên)

Có TK 511 – Doanh thu (Chi tiết dịch vụ cung cấp giống) (5111).

– Trường hợp HTX đổi giống cho các hộ xã viên:

+ Khi xuất giống ra đổi giống khác về, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

Có TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa.

+ Phản ánh doanh thu của số giống mang đi trao đổi theo giá trị hợp lý, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu

Có TK 511 – Doanh thu.

+ Khi nhận giống do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị giống nhận về theo giá trị hợp lý, ghi:

Nợ TK 152, 155

Có TK 131 – Phải thu.

+ Trường hợp HTX phải trả thêm tiền cho xã viên, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu

Có TK 111 – Tiền mặt.

+ Trường hợp xã viên phải  trả thêm tiền cho HTX, ghi:

Nợ TK 111

Có TK 131 – Phải thu.

5. Hạch toán các nghiệp vụ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

5.1. Thu tiền đóng góp của hộ xã viên (đóng theo các tiêu thức do HTX quy định) để hình thành quỹ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của HTX, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (Nếu thu bằng tiền mặt)

Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa (Nếu thu bằng sản phẩm)

Có TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết quỹ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư).

5.2. Khi chi bồi dưỡng cho báo cáo viên hướng dẫn kỹ thuật, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả khác (Chi tiết quỹ khuyến nông, khuyến lâm)

Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335 – Thuế TNCN số tiền khấu trừ tại nguồn)

Có TK 111 – Tiền mặt.

6. Hạch toán sản xuất, chế biến nông sản hoặc sản xuất ngành nghề

6.1. Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng sản xuất, kinh doanh ngành nghề hoặc chế biến nông sản thuê ngoài gia công vật liệu, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

6.2. Các khoản chi phí trả trước  phân bổ vào chi phí ngành nghề, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn.

6.3. Tiền công phải trả cho xã viên hoặc lao động thuê ngoài, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 – Phải trả xã viên và người lao động trong HTX.

6.4. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh ngành nghề hoặc chế biến nông sản, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

6.5. Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài (điện, chi phí bốc xếp, vận chuyển, tiền thuê TSCĐ…)

Chi phí khác bằng tiền phát sinh trực tiếp ở các bộ phận sản xuất ngành nghề hoặc chế biến nông sản, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 331 – Phải trả người bán (Dịch vụ mua ngoài).

6.6. Giá thành thực tế sản phẩm nhập kho, ghi:

Nợ TK 155 – Sản phẩm, hàng hóa

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

6.7. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong không nhập kho chuyển thẳng vào tiêu thụ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

7. Hạch toán cho thuê tài sản hoặc khoán gọn

– Một số HTX có cơ sở vật chất không sử dụng đến cho các bộ phận, cá nhân trong và ngoài HTX thuê.

– Có những HTX đứng ra với tư cách pháp nhân để giao dịch ký kết hợp đồng

Còn việc sản xuất kinh doanh khoán gọn cho 1 tổ, 1 nhóm tự kinh doanh.

Cuối vụ, cuối năm nộp cho HTX 1 khoản theo quy định (có thể trong đó có cả phần nộp thuế, nộp khấu hao, nộp quỹ HTX…).

Các trường hợp trên HTX hạch toán phần chi phí và số thu về như sau:

7.1. Các khoản chi phí cho hoạt động này (Chủ yếu là khấu hao TSCĐ), ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có các TK khác (Chi phí khác có liên quan)

7.2. Số thu về cho thuê tài sản, về khoán gọn người nhận khoán phải nộp, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 131 – Phải thu

Có TK 511 – Doanh thu.

Các bút toán còn lại khác tương tự như các phần trên.

8. Hạch toán đi thuê Tài sản cố định (Thuê hoạt động)

Tài sản cố định thuê hoạt động là tài sản thuê để sử dụng, hết thời hạn hợp đồng thuê sẽ hoàn trả người cho thuê, bao gồm: những TSCĐ thuê của cá nhân, đơn vị khác hoặc TSCĐ thuê của UBND xã (Kể cả những TSCĐ của các HTX cũ trước đây đã giao cho UBND xã quản lý).

– Giá trị tài sản đi thuê theo hợp đồng hạch toán trên Tài khoản 001 “Tài sản thuê ngoài” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối).

– Tài sản đi thuê, HTX sử dụng không phải trích khấu hao.

– Tiền đi thuê tài sản phải trả HTX hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chi phí quản lý HTX (Kể cả tiền thuê hay số khấu hao HTX phải trả cho UBND xã về số tài sản của HTX cũ do UBND xã quản lý).

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Nếu tài sản dùng cho SXKD )

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (Nếu tài sản dùng cho quản lý HTX)

Có các TK 111, 112, 331.

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

 

Có 2 bình luận

  1. Avatar of thuong
    thuong đã viết:

    Chào trung tâm. Em đang làm kế toán ngân sách xã, vậy quy trình của kế toán ngân sách xã có phải là quy trình như bài viết trên không a?
    Cảm ơn trung tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *