[MẸ ĐẢM] 6 Loại gia vị thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch mùa Covid 19

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch | Với tình hình diễn biến dịch bệnh đang có mức khởi phát bùng dịch lần 2 trên toàn cầu thì biện pháp ngoài đeo khẩu trang, rửa tay sát khoản thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch – cùng mẹ Kế toán Việt Hưng tìm hiểu 6 gia vị nên có trong quá trình chế biến tăng hương vị món ăn qua bài viết ngay sau đây.

thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
[MẸ ĐẢM] 6 Loại gia vị thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch mùa Covid 19

1. Rau mùi tàu (Mùi tàu/ Mùi gai/ Ngò tàu/ Ngò gai hoặc Ngò tây) thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Hình dáng: Cây thảo mọc hằng năm, nhẵn, có thân đơn độc, phân nhánh ở ngọn, cao 15-50cm. Lá ở gốc hình hoa thị, mỏng, thuôn mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, với răng hơi có gai. Lá ở thân có răng nhiều hơn, các lá ở trên xẻ 3-7 thùy ở chóp và có nhiều gai. Hoa thành đầu hình trứng hay hình trụ, có bao chung gồm 5-7 lá bắc hình mũi mác dẹp, mỗi bên có 1-2 răng và một gai ở chóp. Quả gần hình cầu, hơi dẹt, đường kính 2mm.

Thành phần: Mùi tàu chứa nhiều vitamin, chất khoáng & các loại tinh dầu (0,02-0,04% tinh dầu bay hơi & rễ chứa saponin)

Vị: Có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm

Tác dụng: Sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau như bệnh cảm cúm, sốt nhẹ, sỏi thận – làm long đờm, trị nám, đầy hơi, trị mụn đỏ, mẩn ngứa, đái dầm cho trẻ,…

1 VÀI CÁCH CHẾ BIẾN:

– Long đờm: Khi cảm cúm, sổ mũi, đờm thường ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và khó chịu cho người bệnh. Dùng rau mùi tàu sắc lấy nước uống để tống phần đờm còn ứ trong cổ họng ra.

– Chữa cảm cúm: Rau mùi 40g, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập. Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người.

– Chữa sốt nhẹ: 30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước và vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hồi sẽ hạ được sốt.

– Trị nám da: Một nắm rau mùi tàu tươi. Đem thái vụn nguyên liệu và ngâm vào nước ấm trong vòng 2 tiếng. Lọc bỏ phần bã và dùng nước để thoa đều lên mặt liên tục khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 2 lần vào sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.

– Trị chứng đái dầm: Mùi tàu, cỏ mần trầu, rau ngổ mỗi thứ 20g, cỏ sữa 10g tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 ngày bệnh sẽ giảm.

LƯU Ý: Theo kinh nghiệm của người xưa để lại, phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai. Người có bệnh bao tử thì nên xay hoặc nấu nước uống tốt hơn là ăn lá tươi, nhất là lá già. Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi có tính gây kích ứng da, vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính.

 => Mùi tàu có thể ăn sống hay nấu chín. Toàn cây được dùng làm thuốc trị.

2. Rau húng quế (Rau quế/ É quế/ Húng chó/ Húng giỗi/ Hương thái) thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Hình dáng: Cây thân thảo sống lâu năm, cây mọc thành bụi nhỏ cao khoảng 50 – 70 cm. Thân cây mịn, nhẵn có màu tím, không có lông, phân cành từ ngay dưới gốc. Lá đơn, mọc đối, có cuống, có khía răng ở mép lá. màu xanh lục bóng, có mùi thơm đặc biệt. Có hoa nhỏ mọc thành chùm đơn, tràng có màu trắng hoặc màu tía gồm những vòng 5-6 bông cách nhau. Quả có chứa hạt đen, hay còn gọi là hạt é.

Thành phần: Chứa 0,02-0,06% tinh dầu, màu vàng nhạt, có mùi thơm dễ chịu tựa mùi sả chanh. Có chất oxi hoá, chứa flavonoid & giàu beta caroten. Chứa nhiều vitamin như magie, sắt, canxi, kali, vitamin C&K cùng nhiều chất xơ.

Vị: Có mùi thơm dịu được miêu tả như tương tự tiểu hồi cần và cam thảo tây, tính nóng & vị hơi cay

Tác dụng: Chữa ho, kháng khuẩn, mẩn ngứa – dị ứng, khó tiêu, lợi sữa, cai thuốc lá cho người nghiện thuốc, tăng hệ miễn dịch & ngăn ngừa lão hoá, tốt cho xương khớp, chăm sóc da & tóc, bảo vệ các tế bào & các nhiễm sắc thể từ các bức xạ & oxi hoá môi trường, phòng tránh các bệnh viêm khớp & các tế bào ung thư,…

1 VÀI CÁCH CHẾ BIẾN:

Trị ho: Cho vài lá húng quế vào ấm nước, Đun sôi lá trong khoảng 8 đến 10 phút, Thêm một ít muối vào – Chờ nguội và dùng ngay.Nếu bị đau họng do ho quá nhiều, hãy thêm một ít lá húng quế vào ly nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này thuyên giảm trong 3 tuần.

Cai thuốc lá: Mang theo trong túi 1 ít lá húng quế khi thèm thuốc lấy ra nhai làm mát họng nên kiểm soát cảm giác thèm thuốc lá.

Lợi sữa: Lấy 1 nắm lá húng quế sắc với 1 lít nước, chia thành 2 cốc uống trong ngày.

Sâu bọ đốt, Eczema, viêm da: Giã nát 1 nắm húng quế tươi rồi đắp lên vết thương hoặc cũng có thể nấu nước lá rồi rửa.

Cảm lạnh, đau đầu, miệng đắng: Sắc lấy nước uống hỗn hợp gồm 20g húng quế, 15g húng chanh, 8g lá chanh, 8 lát gừng tươi. Ngày uống 1 thang.

LƯU Ý: Có khả năng làm loãng máu vì có chứa thành phẩm dược phẩm chống đông máu. Lượng đường trong máu bị hạ thấp với đối tượng bị bệnh tiêu đường hay hạ đường huyết. Không tốt cho phụ nữ mang thai. Gây ngộ độc ho, thở gấp & nước tiểu có máu khi sử dụng quá nhiều hứng quế.

 3. Rau mùi (Hương tuy/ Hồ tuy/ Ngổ thơm/ Ngò/ Nguyên tuy) thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Hình dáng: Cây sống hàng năm cao 0,35-0,5m, thân nhẵn & có phân nhánh phía trên. Cuống lá khá dài từ 1-3 lá chét hình hơi tròn & thường xẻ thành 3 thuỳ, mép thuỳ có khía răng to & hình tròn có mùi thơm nhẹ. Có hoá màu trắng/hơi hồng hợp thành tán 3-5 gọng. Quả bế đôi, nhẵn, hơi hình cầu dài 2,5-4mm, quả phân 2 nửa mỗi bên có 4 sống thẳng.

Thành phần: Lá & thân mùi Có dưới 1% tinh dầu, còn quả chứa 0,3-0,8 tinh dầu, 16-18% protein, 13-20% chất béo, 13% chất không nito, 3,8% xenluloza

Vị: Vị cay tính ấm mùi thơm dịu

Tác dụng: chữa trẻ bị sởi, giảm căng thẳng lo âu, tác động vào hệ thần kinh trung ương, đồng thời có tác dụng giãn cơ;  làm tăng nhẹ nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và cảm giác thèm ăn, trung tiện, dễ tiêu

1 VÀI CÁCH CHẾ BIẾN:

Phòng  bệnh sởi trẻ em: Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Dùng ngoài: Hạt rau mùi tươi ( hoặc cả thân lá) 100 – 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ ( theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh hoặc lấy cây mùi già rửa sạch, hong gió cho khô để nấu nước tắm, giặt quần áo cho trẻ 1 – 2 tuần một lần.. Hoặc dùng Hạt mùi 80g tán nhỏ trộn với rượu 100ml và nước 100ml đun sôi lọc bỏ bã phun vào người bệnh nhi trừ mặt (để nước thuốc hơi ấm mà dùng). Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 – 2 lần.

Sắc nước rau mùi cho trẻ uống trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi trong 7 – 10 ngày.

-> Không áp dụng cách này khi sởi đã lên mặt. Hoặc đang trong thời kỳ hồi phục sau bệnh. Người ốm yếu, người viêm dạ dày hay nhiều mồ hôi thì không dùng cách uống.

– Bị viêm kết mạc: Phơi rau mùi trong bóng râm đến khô rồi đem nấu nước để rửa mắt. Vừa giúp giảm sưng đau lại đánh bay cảm giác khó chịu.

– Làm đẹp da: Lấy toàn cây mùi già (thân, cành, lá, hoa, quả, rễ) nấu nước tắm làm cho da trở nên mềm mại, sáng đẹp, thơm, dùng gội đầu thường xuyên tóc sẽ đen, dài. Nếu sắc đặc chữa tàn nhang, nốt ruồi trên mặt bằng cách xoa, đắp.

U Ý: Không tốt cho người bệnh gan, người mắc bệnh dạ dày không nên lạm dụng nhiều, không tốt cho phụ nữ mang bầu & không tốt cho nam giới

4. Tỏi thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Hình dáng: Tỏi là một trong những cây trồng cổ xưa nhất còn được lưu giữ đến ngày nay trồng nhiều ở Lý Sơn – Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Ninh Thuận – Phan Rang,…
Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Củ tỏi nằm phía dưới mặt đất.Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Cán hoa tỏi mọc trực tiếp từ củ tỏi, bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

Thành phần: Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,… hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides là chính. Có hàm lượng cao germanium và selen. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. Các vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn.

Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao.

Vị: Có mùi vị hơi hăng, nồng và cay nhẹ

Tác dụng: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Allicin trong tỏi là một chất kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.chất ajoene trong tỏi còn có khả năng làm giảm nồng độ fibrinogen, hạ cholesterol, giảm độ kết dính của tiểu cầu nên hạn chế được khả năng đông máu, bệnh mạch vành. Hợp chất trong tỏi còn có tác dụng sát trùng, chống oxy hóa, làm thuốc giải độc, giảm khả năng mắc bệnh ung thư… Ngoài ra, phòng bệnh tim mạch, cương dương, rất tốt cho thai phụ vì tỏi có thể giúp tăng trọng trong trường hợp thai nhi có rủi ro thiếu cân – giúp giảm nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ; lọc độc tố trong máu, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, làm đẹp da. 

1 VÀI TRƯỜNG HỢP:

–  Sử dụng 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày để cải thiện sức khỏe của xương

–  Sử dụng 1 của tỏi sống vào buổi sáng của bạn trước khi đi bộ hoặc chạy tốt cho tim mạch

–  Ăn từ 3-4 tép tỏi sống để giảm lượng đường trong máu 

–  Ăn 3 tép tỏi trước khi ăn sáng giúp ngăn ngừa huyết khối tắc mạch

–  Ăn ít nhất 1 tép tỏi sống mỗi ngày vào buổi sáng phòng chống ung thu

–  Sử dụng 1-2 cây tỏi mỗi ngày để tăng cường khả năng miễn dịch 

–  Ăn 2-3 tép tỏi sống để ngăn ngừa nguy cơ hoặc chống lại bệnh tiểu đường

–  Sử dụng 3-4 tép tỏi mỗi ngày để giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer

–  Sử dụng 3-4 tép tỏi sống để giảm cân 

–  Nhai một tép tỏi sống mỗi ngày nếu bạn đang bị đau răng hoặc sâu răng

–  Tiêu thụ 1-2 tép tỏi sống để tăng khả năng hấp thụ sắt và kẽm

–  Tiêu thụ 2 tép tỏi mỗi ngày cho cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và kéo dài tuổi thanh xuân.

–  Ăn một tép tỏi sống với mật ong và chanh là điều đầu tiên vào buổi sáng. Bạn cũng có thể thêm tỏi băm nhỏ vào nước Triphala và uống vào buổi sáng giúp xoá nếp nhăn

–  Đun nóng dầu mù tạt và thêm 2-3 tép tỏi. Khi bạn bắt đầu ngửi thấy mùi tỏi, hãy loại tắt lửa và để nguội một chút. Bạn có thể sử dụng nó khi nó vẫn còn ấm. Massage theo chuyển động tròn mờ vết rạn nứt da

–  Tiêu thụ 1 tép tỏi sống với sinh tố rau bina. Ngoài ra, thêm nhiều tỏi vào cá nấu chín để ngăn ngừa rụng tóc

Cách loại bỏ mùi hôi khó chịu sau khi ăn tỏi:

  • Ngậm một lát chanh cắt nhỏ trong miệng hoặc vắt một ít nước cốt chanh hòa với nước và súc miệng
  • Pha một muỗng cà phê muối với một ly nước, súc miệng bằng nước muối
  • Nhâm nhi với một ly cà phê đen không đường
  • Nhai một vài lá trà, nên nhai chậm cho đến khi nước bọt hóa giải lá chè rồi nuốt từ từ.
LƯU Ý: Bệnh nhân dùng các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu vì tỏi làm tăng nguy cơ chảy máu.Nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật. Không nên ăn tỏi khi đói. Không nên đắp tỏi tươi. Phụ nữ khi cho con bú không nên sử dụng tỏi vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ và có thể làm cho trẻ sơ sinh bị đau bụng.Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu. Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy. Người có tiền sử mắc các bệnh về gan. Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi. Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

5. Gừng thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Hình dáng: Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 – 7 cm, dày 0,5 -1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh trưởng của thân rễ. Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ.

Thành phần: Có chứa tinh dầu( 2- 3%), nhựa dầu( 4,2- 6,5%), chất béo (3%) và chất cay : zingeron, shagaol,… Tinh dầu gừng thành phần chủ yếu là hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic : zingiberen( 35,6%), ar-curcumen (17,7%), farnesen (9,8%), ngoài ra còn một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic. Nhựa dầu gừng có chứa 20- 25% tinh dầu và 20- 30% các chất cay.

Vị: Mùi thơm, vị cay nóng

Tác dụng: Giúp giảm đau xương khớp và đau cơ; ăn thường xuyên phòng chữa sỏi mật; kéo dài tuổi thọ; giảm đau bụng do kinh nguyệt; giảm nguy cơ bệnh Alzheimer; điều trị chứng nôn và buồn nôn; giải toả stress; kiểm soát tiểu đường; giảm đau đầu; cao huyết áp, ngộ độc thực phẩm; rối loạn hô hấp (tiêu đờm, ho, cúm, khó thở, hen suyễn) – dạ dày (khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng); vấn đề răng miệng (viêm nha chu, sâu răng).

Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày

1 VÀI TRƯỜNG HỢP:

– Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.Chữa ho lâu ngày: Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) tròn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một

Vết thương: Ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc uống. Ngoài ra còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.

Tụt huyết áp: Gừng tươi rửa sạch, loại bỏ vỏ, đem xay nhuyễn và đem nấu với đường kính. Bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần. Khi bị tụt huyết áp, cảm lạnh có thể pha với nước gừng ấm để uống.

Viêm nha chu: Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Viêm nha chu: Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần.

Cao huyết áp: dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 – 20 phút.

Trị hôi chân: cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay… có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe

Chữa lạnh, cước chân tay vào mùa đông: Rễ lá lốt, gừng tươi đun nước ngâm chân, có thể cho thêm ít muối khi ngâm.

U Ý: Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ). Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng; người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét; Không nên gọt vỏ; Không nên ăn gừng tươi đã bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản. Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

6. Tía tô thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Hình dáng: Là cây thảo sống quanh năm cao 0,5-1m, có rễ củ trắng – Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn. Ngoài ra lá tía tô có hai mặt đều xanh, có giá trị cao để xuất, nhập khẩu.

Thành phần: Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin. Có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

Vị: Có vị cay tính ôn

Tác dụng: Chống viêm và dị ứng; Trị hen suyễn; chống oxy hóa; làm đẹp da ( ngăn chặn sự hình thành sắc tố melamin, vóc dáng săn chắc, thon gọn); giảm đau, trị viêm xương khớp; đau bụng đầy chướng; chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy, giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo; kháng khuẩn

1 VÀI TRƯỜNG HỢP:

Mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.

Tiêu đờm giảm ho: Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.

Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

Chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó đun sôi, tắm cho trẻ. Hoặc cha mẹ cũng có thể để nguyên lá tía tô, nấu nước và tắm cho bé.

Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Lấy một ít đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

Giải độc hải sản: Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.

An thai: Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, Đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống

Giảm đau nhức do gout gây ra: Mỗi khi cơn đau do bệnh gout ghé thăm, người bệnh có thể hái một nắm lá tía tô, rửa sạch, ngâm nước muối và nhai nuốt sống. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sắc thuốc lá tía tô uống mỗi ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

LƯU Ý:

  • Đối với bà bầu: Lá tía tô có tác dụng an thai nhưng nếu dùng với liều lượng lớn, liên tục trong khoảng thời gian có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
  • Đối với người bị cảm nóng, hay ra mồ hôi: Tốt nhất nên thận trọng khi dùng lá tía tô chữa bệnh. Vì chúng có tác dụng dược tính gây ra mồ hôi nhiều, sử dụng kéo dài có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Người có tiền sử dị ứng: Đối với những người này nên hạn chế dùng lá tía tô điều trị bệnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Các mẹ kế hãy ghé thăm trang chuyên mục mới nhất mà Chúng tôi muốn dành riêng cho các mẹ kế thư giãn đón xem dịp cuối tuần bổ sung thêm những thông tin hữu ích – nhiều chủ đề mới lạ hữu ích sắp tới đến từ gia đình Kế toán Việt Hưng nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận