Thời gian phân bổ CCDC và phương pháp hạch toán kế toán CCDC

Khi mua mới CCDC kế toán không biết hạch toán vào đâu 153 hay 242. Kế toán Việt Hưng xin hướng dẫn cách nhận biết đâu là CDCD mua về nhập kho, đâu là CCDC xuất sử dụng cho các bộ phận và thời gian phân bổ CCDC, phương pháp hạch toán CCDC mới nhất hiện nay theo TT 133 và TT200.

cach-phan-bo-va-hach-toan -ccdc
cach-phan-bo-va-hach-toan -ccdc

Cách phân bổ CCDC và hạch toán gồm những bước nào

Không giống như TSCĐ, để phân bổ CCDC thì dựa vào giá trị và thời gian sử dụng thực tế của doanh nghiệp nhưng không quá 36 tháng và giá trị không được lớn hơn 30 triệu. Đối với những CCDC có giá trị nhỏ, thì hạch toán luôn vào chi phí của tháng đó mà không cần phải nhập – xuất kho.Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng sẽ là ngày bắt đầu tính phân bổ CCDC. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn cách phân bổ và hạch toán CCDC chi tiết cụ gồm các bước như sau:

1. Cách xác định giá trị công cụ dụng cụ

  • Công cụ dụng cụ có giá trị từ 30.000.000 đ trở xuống và khi doanh nghiệp mua về xác định là để dùng cho các bộ phận: Quản lý hoặc dùng cho bộ phận sản xuất.

Xem thêm: Cách hạch toán CCDC tài khoản 242  

2. Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

  • Theo thông tư 78/2014/TT-BTC tại điều 6 điểm 2.2 mục d  quy định

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm”

  • Doanh nghiệp căn cứ vào thông tư để áp dụng thời gian phân bổ

+ Tối thiểu : 02 tháng

+ Tối đa: 36 tháng

Thời gian phân bổ cụ thể cho từng công cụ dụng cụ căn cứ vào giá trị thực tế trước thuế GTGT.

  • Nếu phân bổ quá 36 tháng thì thời gian từ năm thứ 4 trở đi khi quyết toán thuế sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý.

3. Phương pháp hạch toán

  • Mua CCDV về nhập kho trước

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có TK 331

  • Xuất CCDC ra dùng

Nợ TK 2421, 2422( hiện nay theo tt 200 và tt 133 đã bỏ tk 142 và sử dụng tk 242)

Có TK 153.

  • Nếu mua ccdc về dùng ngay mà không qua kho

Nợ TK 2421:

Nợ TK 2422

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

  • Phân bổ công cụ dụng cụ

+ Nguyên tắc: Công cụ dụng cụ nên phân bổ tháng đầu tiên là theo ngày. Tức mua về ngày nào thì ghi tăng ccdc ngày đó.

Ví dụ

Ngày 10/08/2018 Công ty A mua 1 công cụ dụng cụ có giá là 10.000.000. Kế toán căn cứ vào tính chất ccdc phân bổ là 12 tháng.

Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ 1 tháng = 10.000.000/12 = 833.333

Thời gian phân bổ tháng 08/2018 = (31-10)/31* 833.333 = 564.516

+ Phương pháp hạch toán phân bổ CCDC

Nếu Ccdc dùng cho bộ phận quản lý

Nợ TK 642

Có TK 2421: Nếu ccdc sử dụng nhỏ hơn 12 tháng

Có TK 2422 : Nếu ccdc sử dụng lớn hơn 12 tháng.

Nếu công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận sản xuất

Nợ TK 154 ( theo tt 133) , 6273 ( theo thông tư 200)

Có TK 2421: Nếu ccdc sử dụng nhỏ hơn 12 tháng

Có TK 2422 : Nếu ccdc sử dụng lớn hơn 12 tháng.

4.Thanh lý công cụ dụng cụ

Việc thanh lý công cụ dụng cụ tương tự như thanh lý TSCĐ

  • Khi xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,131

Có TK 711

Có TK 3331

  • Ghi nhận chi phí còn lại

Nợ TK 811

Có TK 2421, 2422

  • Như vậy giá trị 242 sẽ hết không còn số dư

Xem thêm: Cách lập bảng phân bổ chi phí trả trước trên excel 

Kế toán Việt Hưng chúc bạn làm tốt

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phạm Mừng
Phạm Mừng
Bình chọn :
     

Cô cho em hỏi: Công ty em cập nhật cccd chủ sở hữu và thay đổi vốn điều lệ công ty không làm thay đổi mức nộp lệ phí môn bài. Thì e có phải nộp hồ sơ gì cho bên Thuế ko ạ? Tờ khai môn bài có phải nộp ko ạ?

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Phạm Mừng

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:  TH của bạn không phải nộp lại tờ khai bạn nhé. Thay đổi vốn điều lệ có các trường hợp như sau: – Trường hợp 1: Tăng vốn điều lệ nhưng không vượt quá ngưỡng bậc lệ phí môn bài phải đóng. Vậy doanh nghiệp khi tăng vốn điều lệ không phải nộp lại tờ khai thuế môn bài. – Trường hợp 2: Tăng vốn điều lệ vượt quá ngưỡng bậc lệ phí môn bài phải đóng. + Nếu trong năm doanh nghiệp có thay đổi về vốn thì doanh nghiệp nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi. Theo đó, nếu doanh nghiệp tăng vốn điều lệ có nộp lại tờ khai thuế môn bài của năm sau năm thay đổi vốn. + Còn về mức lệ phí môn bài phải nộp thì theo quy định, khi có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài. Theo đó, doanh nghiệp không phải nộp thêm tiền thuế môn bài cho năm thực hiện tăng vốn vì đã nộp đầu năm rồi. + Nếu doanh nghiệp tăng vốn nhưng không vượt quá ngưỡng bậc lệ phí môn bài đang phải đóng thì mức lệ phí năm sau năm thay đổi vẫn như mức cũ. + Nếu doanh nghiệp tăng vốn điều lệ vượt quá ngưỡng bậc lệ phí môn bài đang phải đóng thì mức lệ… Chi tiết »

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...