Thi chứng chỉ hành nghề kế toán có khó không? KTVH trả lời!

Thi chứng chỉ hành nghề kế toán có khó không? Bạn cần chuẩn bị những gì để thi chứng chỉ hành nghề kế toán? Kế Toán Việt Hưng có thể giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây đó! Tìm hiểu nhé!

Có cần thiết phải sở hữu chứng chỉ kế toán viên hành nghề hay không? – Thực tế, các doanh nghiệp không quá khắt khe nhân viên kế toán của mình có chứng chỉ hành nghề kế toán hay không, chủ yếu thường quan trọng về trình độ chuyên môn kế toán và kinh nghiệm của nhân viên.

Tuy nhiên, với những nhân viên kế toán làm trong ngành kinh doanh các dịch vụ kế toán thì bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA). Đây là tiêu chí để đánh giá và đảm bảo về năng lực cũng như sự chuyên nghiệp của các nhân viên kế toán.

Những người sở hữu chứng chỉ kế toán viên hành nghề được phép tự do lựa chọn công việc cho mình như có thể làm một nhân viên kế toán, có thể đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp chuyên về các dịch vụ kế toán và các văn phòng kế toán chuyên nghiệp của mình

Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về việc quản lý, thi cử cũng như cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán sẽ yêu cầu các điều kiện dự thi như sau:

Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp

Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

Điều kiện về bằng cấp

Bắt buộc phải có 1 trong các bằng cấp sau đây:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng

+ Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;

+ Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về thời gian làm việc thực tế

Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng,
Thời gian tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.

Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước

Thi chứng chỉ hành nghề kế toán có khó không? Bao gồm những gì?

Để có được chứng chỉ kế toán viên ngoài việc phải đáp ứng được các Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên thì người dự thi sẽ phải thi 4 môn sau đây:

– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.

– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

– Thuế và quản lý thuế nâng cao.

– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

Hình thức thi chứng chỉ kế toán như thế nào?

–Lịch tổ chức thi: Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV.

– Thời lượng cho mỗi bài thi: Người dự thi sẽ phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút.

Và trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.

Thời gian công bố kết quả thi chứng chỉ kế toán viên?
Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi.

Lưu ý: Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày.

Làm thế nào biết bạn đã đỗ?

– Môn thi đạt yêu cầu: Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ điểm 5 trở lên.

– Đạt yêu cầu thi: Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi.

– Thi nâng điểm: Người đạt yêu cầu các môn thi nhưng chưa đạt yêu cầu thi thì được lựa chọn một số môn thi để đăng ký thi nâng điểm, kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thitrong thời gian bảo lưu.

Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi).

– Bảo lưu kết quả thi: Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó. Điểm của các môn thi vào các năm ngoài thời gian bảo lưu sẽ bị huỷ.

Thi chứng chỉ hành nghề kế toán thi gồm các môn:

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC cũng quy định về nội dung thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên gồm:

Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp

– Nội dung:

+ Luật doanh nghiệp: Các vấn đề chung về doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp

+ Pháp luật về đầu tư: Các vấn đề chung về đầu tư, các hình thức đầu tư

+ Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại: Các vấn đề chung về hợp đồng, hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại

+ Pháp luật về cạnh tranh

+ Pháp luật về phá sản

+ Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

+ Luật lao động

Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

– Nội dung: lớp học kế toán cầu giấy

+ Các vấn đề cơ bản trong tài chính: Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp, giá trị thời gian của tiền tệ, định giá trái phiếu và cổ phiếu, thị trường tài chính, tính toán và phân tích các chỉ số tài chính.

+ Nguồn tài trợ của doanh nghiệp: Nguồn tài trợ dài hạn, nguồn tài trợ ngắn hạn, hệ thống đòn bẩy và cơ cấu nguồn vốn

+ Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn: Tài sản cố định, tài sản dài hạn, tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn

+ Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp: Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp: Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư, phương pháp chiết khấu dòng tiền, các phương pháp khác.

+ Định giá doanh nghiệp: Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp, các phương pháp xác định giá trị DN

+ Quản lý tài chính công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới DN nhà nước: Quản lý l lý tài chính công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác, xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của DN, xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Thuế và quản lý thuế nâng cao

– Nội dung: địa chỉ học kế toán tại cầu giấy

+ Thuế GTGT

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế XK, thuế nhập khẩu

+ Thuế TNDN

+ Thuế TNCN

+ Các loại thuế khác

+ Luật quản lý thuế

+ Kế hoạch thuế

Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

– Nội dung:

+ Pháp luật về KT: Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn; chuẩn mực kế toán Việt Nam; nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; các chế độ kế toán

+ Lập BCTC đơn vị kế toán

+ Lập BCTC hợp nhất

+ Kế toán quản trị: Các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị, kế toán chi phí, quyết định ngắn hạn.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận