Quyết định 595QĐ-BHXH thay thế QĐ 959 của BHXH Việt Nam

Hiện nay các hồ sơ, thủ tục về thu, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT đều theo Quyết định 959/QĐ-BHXH. Nhưng từ ngày 01/05/2017 sẽ bắt đầu áp dụng Quyết định 595/QĐ-BHXH. Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ các thay đổi trong Quyết định 595QĐ-BHXH thay thế QĐ 959 của BHXH Việt Nam

Quyết định này hướng dẫn về:

– Hồ sơ, quy trình nghiệp vụ, quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và cơ quan bảo hiểm xã hội trong thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Tham khảo: Giám đốc DNTN có cần tham gia bảo hiểm không?

Quyết định 595QĐ-BHXH thay thế QĐ 959 của BHXH Việt Nam

Ngày 14/04/2017, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mới về thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

Quyết định 595/QĐ-BHXH có những điểm đang chú ý sau:

1. Mức đóng BHXH bắt buộc

Phía doanh nghiệp chỉ còn đóng 17% vào quỹ BHXH. Còn 1% phải đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN. (Tuy nhiên từ ngày 01/06/2017 mức đóng sẽ giảm xuống 5% (điều 5, điều 22)).

Như vậy từ 01/06/2017 mức đóng vào quỹ BHXH là 17.5%. Mức đóng BHYT và BHTN không thay đổi (Điều 14, Điều 18). Vậy tương ứng tổng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 32% từ ngày 01/06/2017.

Trường hợp người lao động có HĐLĐ với nhiều doanh nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã ký. Nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc (Điều 21)

Ngoài ra, Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng rút ngắn thời gian cấp mới thẻ BHYT, sổ BHXH xuống còn 05 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận đầy đủ hồ sơ. (Quy định cũ là 20 ngày làm việc đối với BHXH bắt buộc và 07 ngày làm việc đối với BHXH tự nguyện).

2. Tái khẳng định mức lương đóng BHXH

Tiền lương tháng (01/01/2016 đến ngày 31/12/2017) đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:

– Tiền thưởng (Điều 103 của Bộ luật lao động 2012), tiền thưởng sáng kiến

– Tiền ăn giữa ca

– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ

– Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết. Người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong Hợp đồng lao động theo 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương. (Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP). Là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định đối với người lao động tại các doanh nghiệp không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường …

3. Bổ sung 06 đối tượng tham gia BHYT

Thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan đang công tác, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên công an nhân dân đang học tập tại các trường trong và ngoài công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước; thân nhân của người làm công tác cơ yếu …

Sinh viên là người nước ngoài đang học tập tại trường công an nhân dân. Được cấp học bổng từ ngân sách nhà nước; học sinh trường văn hóa công an nhân dân;

Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến bảo vệ bảo vệ Tổ quốc. Và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg;

Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở;

Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ (trừ Bộ Quốc phòng), ngành, địa phương;

Đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT.

4. 02 đối tượng được miễn đóng BHXH bắt buộc (khoản 4, điều 4)

Người lao động là người giúp việc gia đình. (Cho dù ký hợp đồng không xác định thời hạn hay từ 3 tháng trở lên….vẫn được miễn đóng BHXH)

Như vậy chúng ta sẽ không phải băn khoăn nhiều nữa về việc người giúp việc sẽ phải đóng BHXH thế nào khi họ chỉ làm việc vài tiếng mỗi ngày và có mức lương dưới lương tối thiểu vùng

Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp hàng tháng. (Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg).

5. Hộ nghèo được hỗ trợ tiền đóng BHXH

Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ %, cụ thể:

– Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo.

– Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.

– Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Quyết định 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/07/2017 thay thế Quyết định số 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 09/09/2015.

Xem thêm: Đơn giản hóa thủ tục hành chính BHXH Việt Nam mới nhất 2018

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *