Quy trình xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu đem lại lại lợi nhuận. Tiền tệ có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia.

Ví dụ:

–  Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ: Sử dụng đồng ngoại tệ là USD. USD ở đây là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng không phải với Mỹ

–   Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung quốc. Cũng sử dụng đồng ngoại tệ là USD. Nhưng đồng USD ở đây là ngoại tệ đối với cả 2 quốc gia này.

cac-hinh-thuc-xuat-khau-hang-hoa

 

Khi tiến hành xuất khẩu, điều mà nhà xuất khẩu quan tâm đó là thuế xuất khẩu – nhập khẩu của mặt hàng đó là bao nhiều và hình thức xuất khẩu nào là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình.

Có rất nhiều các hình thức xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên ở Việt Nam sử dụng phổ biến các hình thức sau:

 1. Xuất khẩu tại chỗ

–  Khái niệm: Là hình thức hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài.

–  Ưu điểm:

+  Tiết kiểm được một số chi phí như vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa khi đi đường xa.

+ Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

+ Giảm rủi ro kinh doah xuất nhập khẩu.

–  Hạn chế: Thủ tục khá phức tạp

–  Điều kiện áp dụng

+ Phù hợp với nhưng doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường

+ Áp dụng khi có yêu cầu của khách hàng nước ngoài

+ Áp dụng với những doanh nghiệp muốn gảm rủi ro trong kinh doanh.

 2. Xuất khẩu trực tiếp

– Khái niệm: Là việc xuất khẩu các loại hàng hóa dịch vụ do chính doanh nghiệp mình sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất  trong nước tới khách hàng thông qua các tổ chức của mình.

– Ưu điểm:

+  Do thực hiện đàm phán, thảo luận trực tiếp nên dễ dàng đi đến thống nhất và ít xảy ra hiểu lầm đáng tiếc.

+  Giảm được chi phí trung gian. Do đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

+  Có nhiều điều kiện để phát huy tính độc lập của doanh nghiệp

+  Chủ động trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của mình.

– Nhược điểm

+  Chi phí kinh doanh cao cho việc tìm kiếm thị trường và tiếp thị khách hàng.

+  Dễ xảy ra rủi ro

+  Đòi hỏi phải có thương hiệu, mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng riêng.

+  Nếu nhân viên không có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về XNK thì khi tham gia ký kết hợp đồng ở thị trường mới dễ mắc phải sai lầm và gây bất lợi cho doanh nghiệp.

+  Khối lượng hàng hóa phải lớn thì mới đủ bù đắp được chi phí trong giao dịch.

–  Áp dung

+  Thích hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp, chủ động được việc kinh doanh của doanh nghiệp mình

+  Các doanh nghiệp muốn khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Xem thêm:

Hóa đơn thương mại để thay thế cho hóa đơn xuất khẩu

 3. Xuất khẩu ủy thác

–  Khái niệm:  Là hình thức kinh doanh trong đó các đơn vị chuyên về XNK đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết cho nhà xuất khẩu và qua đó được hưởng một số tiền nhất định đó là phí ủy thác.

–  Các bước thực hiện hình thức này

+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước

+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán với đơn vị nước ngoài

+ Nhận phí ủy thác xuất khẩu từ nhà xuất khẩu

– Ưu điểm:

+ Những đơn vị ủy thác có kinh nghiệm và nắm bắt được các thủ tục cần thực hiện do đó việc xuất khẩu diễn ra thuận lợi, chuyên nghiệp hơn.

+ Họ hiểu rõ về pháp luật và tập quán địa phương ở thị trường xuất khẩu nên sẽ làm đẩy mạnh hoạt động buôn bán.

– Nhược điểm

+ Công ty kinh doanh XNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường và phải đáp ứng theo những yêu cầu của bên trung gian

+ Lợi nhuận bị chia sẻ.

–  Áp dụng

+  Doanh nghiệp không nắm rõ về các thủ tục, quy trình thực hiện xuất khẩu.

+ Doanh nghiệp muốn giao việc cho một đơn vị khác chuyên nghiệp để tránh mất thời gian và công sức.

Xem thêm: Kế toán xuất khẩu ủy thác tại đơn vị ủy thác

 4. Xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế.

–  Khái niệm: Là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công.

–  Đây là một trong những hình thức xuất khẩu đang có bước phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia chú trọng bởi các lợi ích đem lại:

+ Đối với bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ lợi dụng được nguồn nguyên liệu phụ, nhân công của nước nhận gia công.

+ Bên nhận gia công: Giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhân công lao động trong nước hoặc nhập khẩu được các thiết bị công nghệ mới về nước mình nhằm xây dựng một nên công nghiệp mới.

–  Nhược điểm:

+  Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

+ Một số trường hợp bị phía đối tác nước ngoài lợi dụng để bán máy móc mới hoặc đưa máy móc cũ lạc hậu vào Việt Nam

+ Tình hình cạnh tranh gia công ngày càng tăng làm giá gia công ngày càng sụt giảm, thu nhập của công nhân ngày càng thấp.

–  Các hình thức gia công quốc tế

Xét theo sự quản lý nguyên vật liệu:

+ Gia công quốc tế bán nguyên liệu – mua thành phẩm: Bên đặt gia công bán hẳn nguyên vật liệu cho bên nhận gia công, sau một thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm.

+ Gia công quốc tế giao nguyên vật liệu nhận sản phẩm: Bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công

Xét theo giá gia công

+ Theo giá khoán: Là xác định một mức giá định mức cho mỗi sản phẩm bao gồm chi phí và thù lao định mức

+ Theo giá thực tế: Là bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.

 5. Tạm nhập tái xuất.

–  Khái niệm:  Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mua hàng một nước, nhập về Việt Nam sau đó tái xuất khẩu sang một nước khác mà không cần qua  chế biến.

–  Ưu điểm

+ Là hoạt động đầu cơ để hưởng chênh lệch giá quốc tế

+ Tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp

+ Tạo sự cân bằng cho cán cân thương mại, tránh nhập siêu

–  Nhược điểm

+ Phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới

+ Đòi hỏi sự nhạy bén về tình hình thị trường và giá cả quốc tế, sự chặt chẽ trong các hoạt động mua bán do vậy đòi hỏi đội cũ nhân viên có chuyên môn cao.

 6. Ngoài ra còn một số hình thức khác như:

–  Xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu

–   Xuất khẩu theo nghị định thư

–  Chuyển khẩu hàng hóa

–  Xuất khẩu qua các đại lý ở nước ngoài

–   Thương mại điện tử….

Có rất nhiều các hình thức xuất khẩu, tuy nhiên ở bài viết này lamketoan.vn chia sẻ về một số hình thức chủ yếu tại Việt Nam nhằm giúp ích cho những kế toán làm trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay những bạn muốn tìm hiểu về loại hình này.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận