Quy trình làm kế toán tại công ty lắp ráp được các bạn kế toán quan tâm vì thực chất đây không phải là doanh nghiệp thương mại cũng không phải là doanh nghiệp thực sự sản xuất xét về bản chất. Nhưng đối với phương pháp hạch toán thì bạn cũng cần hạch toán quy trình gần giống như là một quy trình sản xuất. Kế toán việt Hưng chia sẻ những kinh nghiệm kế toán đối với loại hình doanh nghiệp này.
Xem thêm: Khóa học thực hành kế toán dành cho doanh nghiệp lắp ráp.
1.Các bút toán hạch toán trong doanh nghiệp lắp ráp
1.1. Khi mua nguyên vật liệu , hàng hóa phục vụ cho lắp ráp
Nợ TK 152, TK 156
Nợ TK 133
Có TK 331,111
1.2. Chi phí vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho lắp ráp được phân bổ vào giá mua bằng định khoản.
Nợ TK 152, TK 156
Nợ TK 133
Có TK 331,111
1.3. Khi xuất NVL, hàng hóa cho vào quy trình sản xuất theo thông tư 133
Nợ TK 154
Có TK 152, có TK 156.
1.4. Khi xuất NVL cho vào quá trình lắp ráp theo thông tư 200
Nợ TK 621
Có TK 152
1.5. Nếu xuất hàng hóa cho quá trình lắp ráp theo thông tư 200
Nợ TK 621
Có TK 156
1.6. Các chi phí chung phân bổ cho quá trình lắp ráp các sản phẩm theo tt 200
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 331,111,112
1.7. Kết chuyển chi phí lắp ráp
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627.
1.8. Nhập kho thành phẩm lắp ráp
Nợ TK 155
Có TK 154.
2.Quy trình hạch toán doanh nghiệp lắp ráp trên phần mềm misa
– Bước 1: Vào phân hệ mua hàng, chọn chứng từ mua hàng hóa , tạo mã hàng hóa và nguyên vật liệu để định khoản
Nơ TK 152,156
Nợ TK 133
Có TK 331, 111
– Bước 2: Vào kho / chọn lệnh lắp ráp, tháo dỡ
Tạo mã thành phẩm cần lắp ráp.
Ví dụ lắp ráp bộ máy tính, lắp ráp hệ thống tủ điện
Chọn linh kiện cần lắp ráp.
– Bước 3: Từ lệnh lắp ráp các bạn lập phiếu xuất kho theo lệnh này để tính giá thành các sản phẩm lắp ráp .
Trên đây kế toán Việt Hưng chia sẻ một số kinh nghiệm khi làm việc tại doanh nghiệp lắp ráp!