Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hiện nay
Đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ cụ thể có ba điều chính: đối tượng phải đóng, mức đóng và các chế độ liên quan, cụ thể:
Tham khảo:
Các mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay
Không đóng bảo hiểm cho nhân viên có sao không?
Hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương năm 2017
1. Đối tượng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1. Các đối tượng sau phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
Cán bộ, công chức, viên chức (theo quy định pháp luật). Công nhân quốc phòng, công nhân công an, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ. Người làm công tác cơ yếu thuộc quân đội nhân dân hoặc chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân (hoặc đang phục vụ có thời hạn trong công an nhan dân). Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
1.2. Các đối tượng khác cũng phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã (HTX) có hưởng lương. Người sử dụng lao động theo quy định của Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.
2. Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Mức đóng và phương thức
Theo Điểm a,b, d, đ, e Khoản 1 Điều 2 Nghị định người lao động có mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Với đối tượng: doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm (khoán). Thì đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 3 hoặc 6 tháng một lần.
Mức 1% trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Từ 1/1/2018, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định trên.
3. Chế độ liên quan tới bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Cho biết các đối tượng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở tổng các mức tiền lương. Làm cơ sở đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động. Tai thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (không quá mức tối đa). Theo quy định pháp luật bảo hiểm xã hội. Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, phục hồi chức năng lao động.
Tóm lại, quy định về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ dành cho các đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…Với mức đóng bảo hiểm, chế độ liên quan phù hợp cho từng đối tượng. Bạn có thể vào trang lamketoan.vn (hoặc liên hệ hotline: 098.868.0223). Để được tư vấn cụ thể hơn về các vấn đề liên quan.
Kế toán Việt Hưng là đơn vị cung cấp các khóa học kế toán: kế toán thuế, kế toán tổng hợp… trong các lĩnh vực: xây dựng – xây lắp, xuất nhập khẩu, nhà hàng và khách sạn…Từ lý thuyết tới thực tiễn, bạn có thể tự học với giáo trình tự học. Hoặc học lớp học trực tuyến, hoặc giáo viên riêng cho học viên. Tuy chỉ mới thành lập, nhưng có kế toán Việt Hưng đã sớm trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn mong muốn trở thành kế toán chuyên nghiệp.