Quy định chế độ thai sản

Quy định chế độ thai sản hiện nay

Quy định Chế độ thai sản là một trong số rất nhiều các vấn đề được người lao động quan tâm, đặc biệt là lao động nữ. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp không thực hiện chia sẻ các thông tin liên quan đến chế độ thai sản cho người lao động cũng như các chế độ chính sách quy định. Sau đây là một số thông tin cần thiết liên quan đến chế độ thai sản mà người lao động nữ cần quan tâm.

Tham khảo: Chế độ bảo hiểm thai sản khi khám thai

quy-dinh-che-do-thai-san

I. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây.

– Lao động nữ mang thai.

– Lao động nữ sinh con.

– Người lao động nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi;

– Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Lưu ý: Lao động nữ mang thai và người lao động nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

II. Quyền lợi được hưởng 

1. Thời gian hưởng:

1.1 – Khám thai

(Tính theo ngày làm việc, nếu ngày nghỉ trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết thì không được tính hưởng trợ cấp):

– Tối đa 5 lần trong một thai kỳ.

– Mỗi lần khám: Nghỉ 1 ngày (hoặc 2 ngày nếu thai bệnh lý hoặc cơ sở y tế thuộc vùng sâu, vùng xa).

1.2 – Sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần).

– Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng.

– Nghỉ 20 ngày nếu thai từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

– Nghỉ 40 ngày nếu thai từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng.

– Nghỉ 50 ngày nếu thai trên 6 tháng.

1.3 – Thực hiện các biện pháp tránh thai: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần).

– Đặt vòng: nghỉ 7 ngày.

– Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.

1.4- Khi sinh con: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần).

– Nghỉ 4 tháng, nếu làm việc trong điều kiện bình thường.

– Nghỉ 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (theo Danh mục); làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; nữ quân nhân, nữ CAND;

– Nghỉ 6 tháng đối với người tàn tật có tỷ lệ suy giảm sức khỏe từ 21% trở lên.

– Sinh đôi: Từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày.

– Sau khi sinh, con chết.

– Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết  dưới 60 ngày tuổi;

– Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, thời gian nghỉ không vượt quá thời gian nghỉ sinh con theo quy định.

 * Sau khi sinh, mẹ chết.

– Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

– Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 6 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản. 

1.5- Nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp thai sản cho đến khi con đủ tháng tuổi.

– Số ngày nghỉ tính từ ngày có quyết định nhận nuôi con của cấp thẩm quyền cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.

2. Mức hưởng

– Mức trợ cấp bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Nếu đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện KHH dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.  

–  Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

3. Trợ cấp một lần

Khi lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi: Bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Nếu sinh đôi trở lên, được hưởng trợ cấp thêm 01 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi tháng nghỉ thêm.

Lưu ý: Nếu mẹ không có tham gia BHXH mà chết khi sinh con thì người cha có tham gia BHXH được nhận 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

4. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con.

– Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con.

– Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên.

– Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe người lao động.

– Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

– Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày đi làm việc sớm, lao động nữ vẫn được hưởng chế độ cho đến hết thời hạn theo quy định.

5. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

a. Điều kiện:

Nếu sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

b.Thời gian nghỉ:

– Nghỉ 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.

– Nghỉ 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.

– Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.

c. Mức hưởng:

– 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).

– 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

Lưu ý: Thời hạn nghỉ dưỡng sức trong vòng 60 ngày kể từ ngày hết hạn nghỉ thai sản.

III. Thủ tục hồ sơ

1. Khám thai.

– Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao).

2. Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai.

– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65-HD)

3. Sinh con.

– Sổ BHXH.

– Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.   

– Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

– Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).

4. Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi.

– Sổ BHXH.

– Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).

– Trường hợp sau khi sinh con, người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi.

– Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm.

+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu người mẹ còn sống).

+ Sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ không may bị chết).

+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.

+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

– Nếu chỉ có người mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp.

+ Sổ BHXH của người mẹ.

+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.

+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).

– Nếu chỉ có người cha tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp.

+ Sổ BHXH của người cha.

+ Bản sao Giấy khai sinh của con.

+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

– Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi.

+ Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi.

+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con. 
(Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền).

+ Đơn của người sinh con hoặc của người nhận nuôi con nuôi (mẫu 11B-HSB).

Lưu ý: Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số C67a-HD, trừ trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi).

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận