Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mục đích hoạt động của mọi doanh nghiệp chính là lợi nhuận, cho nên nắm bắt chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh có tác động quan trọng tới việc ra quyết định, và xây dựng kế hoạch cho tương lai. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133 qua bài viết.
THAM KHẢO:
Cách lập báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp theo thông tư 133/2016
Khóa học lý thuyết phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Cách lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng
A. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133
Nội dung và kết cấu báo cáo:
a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;
- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
+ Là tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Có TK 511
+ Loại trừ các khoản sau: thuế gián thu: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
+ Bao gồm các khoản: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Nợ TK 511
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
+ Là tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu
+ Công thức tính = Mã số 01 – Mã số 02
4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
+ Là tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, thành phẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Bên Nợ TK 632
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vu (Mã số 20)
+ Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán
+ Công thức tính = Mã số 10 – Mã số 11
+ Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn
6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
+ Là doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ gồm: lãi tiền cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng…
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Có TK 515
7. Chi phí tài chính (Mã số 22)
+ Là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ gồm: tiền lãi vay phải trả, chi phí liên quan đến việc cho thuê bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh…
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Nợ TK 635
Chi phí lãi vay (Mã số 23):
+ Là chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ
+ Công thức tính = Căn cứ vào số liệu chi tiết về chi phí lãi vay trên TK 635
8. Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)
+ Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung: chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chi phí nhân viên, chi phí mua dịch vụ mua ngoài…
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Nợ TK 642
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
+ Là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
+ Công thức tính =
LN thuần từ HĐKĐ | = | Lợi nhuận gộp về BH và CCDV | + | Doanh thu hoạt động tài chính | – | Chi phí tài chính | – | Chi phí quản lý kinh doanh |
Mã số 30 | = | Mã số 20 | + | Mã số 21 | – | Mã số 22 | – | Mã số 24 |
10. Thu nhập khác (Mã số 31)
+ Là các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường như: thu nhập từ ượng bán tài sản cố định, nợ khó đòi…..
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Có TK 711
11. Chi phí khác (Mã số 32)
+ Là tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,….
+ Công thức tính = Tổng phát sinh Nợ TK 811
12. Lợi nhuận khác (Mã số 40) = Mã số 31 – Mã số 32
+ Công thức tính:
Lợi nhuận khác | = | Thu nhập khác | – | Chi phí khác |
Mã số 40 | = | Mã số 31 | – | Mã số 32 |
+ Nếu chỉ tiêu này âm thì ghi trong ngoặc đơn
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
+ Công thức tính:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | = | Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh | + | Lợi nhuận khác |
Mã số 50 | = | Mã số 30 | + | Mã số 40 |
14. Chi phí thuế TNDN (Mã số 51)
+ Là chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm
+ Công thức tính = Nợ TK 821
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (Mã số 60)
+ Là tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm
+ Công thức tính
Lợi nhuận sau thuế TNDN | = | Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | – | Chi phí thuế TNDN |
Mã số 60 | = | Mã số 50 | – | Mã số 51 |
+ Nếu chỉ tiêu này âm thì ghi trong ngoặc đơn
B. Mẫu số B02-DNN | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm: …………… Đơn vị tính: …………………
Ghi chú: (1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu. (2) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. |
THAM KHẢO: Đăng ký học kế toán Online miễn phí
Trên đây là Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thông tư 133 mà Kế toán Việt Hưng muốn gửi tới độc giả – Cùng trải nghiệm khoá học Online đầy bản sắc nghiệp vụ thực tế như đi làm cùng bậc thầy giàu kinh nghiệm cùng khung thời gian học không gịới hạn CAM KẾT 100% TỰ LÊN CẢ BCTC!