Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

     Sau đây là nội dung và hướng dẫn cách thực hiện phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được ban hành theo thông tư 45/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2013 như sau.

phuong-phap-khau-hao-tai-san-theo-so-du-giam-dan

1. Nội dung của phương pháp

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

– Xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian khấu hao của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số      /2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định

X

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh

(%)

=

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

X

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

=

1

X 100

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh

(lần)

Đến 4 năm ( t £ 4 năm)

1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm)

2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm)

2,5

     Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

– Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Xem thêm: Xác định phương pháp khấu hao TSCĐ

2. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định

Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số     /2013/TT-BTC) là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

– Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

– Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

– Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

50.000.000

50.000.000 x 40%

20.000.000

1.666.666

20.000.000

2

30.000.000

30.000.000 x 40%

12.000.000

1.000.000

32.000.000

3

18.000.000

18.000.000 x 40%

7.200.000

600.000

39.200.000

4

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

44.600.000

5

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

50.000.000

Trong đó:

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000). [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)].

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...