Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng

Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng

Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng

1. Tập hợp chi phí đối với công ty xây dựng

STT Diễn giải Theo thông tư 133Theo thông tư 200
 1 Chi phí NVL trực tiếp Nợ TK 1541 Có TK 152 Nợ TK 621 Có TK 152
 2 Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 1542 Có TK 334 Nợ TK 622 Có TK 334
 3 Chi phí phân bổ CCDC Nợ TK 1547 Có TK 142/242 Nợ TK 6273 Có TK 242
 4 Chi phí khấu hao TSCĐ Nợ TK 1544 Có TK 214 Nợ TK 6274 Có TK 214
 5 Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 1543 Có TK liên quan Nợ TK 623 Có TK liên quan

2. Kết chuyển chi phí đối với công trình xây dựng

2.1.1. Theo thông tư 133

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 1543: Chi phí sử dụng máy thi công

Có TK 1547: Chi phí chung như chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí lán trại…

2.1.2. Theo thông tư 200.

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công công trình.

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.

3. Tính giá thành

– Tính giá thành tổng hợp (Z)

Z = D1+ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ -D2

Trong đó:

D1: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ (dư Nợ TK 154 đầu kỳ) Tổng chi phí phát sinh  = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung

D2: Chi phí SXKD dở dang cuối  kỳ (dư Nợ TK 154 cuối kỳ).

3.1. Ví dụ về tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây dựng

– Tại Cty X trong năm N có các số liệu sau:

+ Chi phí dở dang đầu kỳ công trình  D1: 20.000.000đ

+ Trong năm tiếp tục bỏ chi phí ra thi công công trình cụ thể

– Chi phí NVL trực tiếp sau khi tập hợp là 150.000.000đ

– Chi phí nhân công  trực tiếp sau khi tập hợp là 70.000.000đ

– Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp là 50.000.000đ

– Chi phí máy thi công tập hợp được là: 30.000.000đ

Sau giai đoạn 2 công trình nghiệm thu hoàn thành có giá trị là: 224.000.000đ

Chi phí dở dang cuối kỳ D2 được định giá: 96.000.000đ

Yêu cầu: Tính giá thành giai đoạn nghiệm thu công trình

* Đáp án của ví dụ

– Tính giá thành sản phẩm

+ Tổng hợp chi phí = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí sử dụng máy thi công.

= 150.000.000 + 70.000.000 + 50.000.000 + 30.000.000  = 300.000.000đ

+ Giá thành công trình giai đoạn đã nghiệm thu xuất hóa đơn.

Z = D1+ Tổng chi phí phát sinh – D2 = 20.000.000 + 300.000.000 – 96.000.000 = 224.000.000đ

– Theo thông tư 133.

Nợ TK 154: 300.000.000

Có TK 1541: 150.000.000

Có TK 1542: 70.000.000

Có TK 1547: 50.000.000

Có TK 1543: 30.000.000

– Theo thông tư 200.

Nợ TK 154: 300.000.000

Có TK 621: 150.000.000

Có TK 622: 70.000.000

Có TK 627: 50.000.000

Có TK 623: 30.000.000

3.2. Nghiệm thu công trình

– Sau khi tính giá thành giai đoạn hoàn thành công trình giai đoạn 2

Nợ TK 632: Giá thành công trình

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

– Với ví dụ trên giá trị công trình hoàn thành xuất hóa đơn có giá vốn

Nợ TK  632: 224.000.000

Có TK 154: 224.000.000

Sau một thời gian thi công, có những công trình chỉ xuất hóa đơn một lần sau khi kết thúc công trình đó còn có những công trình có thể nghiệm thu theo từng giai đoạn hoàn thành và xuất hóa đơn theo từng giai đoạn thi công.

4. Xuất hóa đơn cho công trình hoàn thành hoặc hoàn thành từng giai đoạn.

4.1. TK sử dụng

+ TK 131: Phải thu của khách hàng (trong tường hợp khách hàng chưa thanh toán tiền)

+ TK 5112: doanh thu bán thành phẩm

+ TK 3331: Thuế GTGT hàng bán ra

+ TK 632: Giá vốn hàng bán

+ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

4.2. Cách định khoản

Bán hàng có 2 bút toán phản ánh giá vốn và bút toán phản ánh doanh thu

+ Phản ánh doanh thu.

Nợ TK 131: Nếu KH chua thanh toán

Có TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

+ Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632: Giá vốn xuất bán

Có TK 154: Trị giá thành phẩm

Ví dụ: Với ví dụ trên sau khi nghiệm thu công trình giai đoạn 2 xuất hóa đơn, với giá thành công trình nghiệm thu được: 224.000.000. Lãi 5% công trình.

+ BT1: Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111:     258.720.000TK 5112:  235.200.000

Có TK 3331:    23.520.000

+ BT2: Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632:  224.000.000

Có TK 154:  224.000.000

Trên đây. là những chia sẻ của Việt Hưng về Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết, Việt Hưng rất sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn ạ.

Xem thêm: Khóa học kế toán tổng hợp Xây Dựng – Xây Lắp Chuyên Sâu

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

4 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trương Thị Thảo
Trương Thị Thảo

Misa ơi cho mình hỏi: nếu tách theo thông tư 133 thì chi phí đồng phục cho công nhân hạch toán vào 154? vậy à?

Trần Thị Hồng
Trần Thị Hồng

Dear Misa: Trường hợp công ty mình: trong tháng sẽ phát sinh vài công trình trong đó có vài công trình lớn mình theo dõi theo công trình còn lại là công trình nhỏ mình thoe dõi chi phí chung chung cho hết vào 154. Khiu minh tính giá thành theo tháng hoặc thoe quý mình tính như nào. Mong Misa chỉ giúp, mình mới vào nghề nên cái gì cũng chưa rõ

Nguyễn Thị Mến
Nguyễn Thị Mến
Trả lời  Trần Thị Hồng

Trung tâm chào bạn! Kế toán mảng xây dựng khá khó và phức tạp bạn ah. Bạn vui lòng để lại sđt giáo viên bên mình sẽ tư vấn cụ thể cho bạn nhe! Hoặc bạn liên hệ trực tiếp đến số hotline 0988 680 223 để được tư vấn và giải đáp nhe. Thân ái!!!

cao lam
cao lam
Trả lời  Trần Thị Hồng

Chào bạn! Kế toán Việt Hưng xin trả lời bạn Trần Thị Hồng , đối với xây dựng thì dù công trình nhỏ hay lớn bạn đều phải theo dõi theo từng công trình, Đối với những công trình lớn mà có hạng mục thì ngoài việc theo dõi công trình tổng ra thì cần theo dõi theo hạng mục để khi nghiệm thu giá vốn đc rõ hơn. Bạn cần tư vấn gì đặt câu hỏi để trung tâm trả lời nhé, hoặc liên hệ theo Zalo số: 0973241678 ( Giáo viên Cao Lam: Chuyên về xây dựng – sản xuất)