Nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133 mới nhất

Nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133

Những quy định mới của chính phủ về nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133 là thông tin mà mọi doanh nghiệp có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh cần biết.

Tham khảo: Các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017

Nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133 mới nhất
Nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133 mới nhất

Thông tư 133 được Bộ Tài Chính ban hành vào ngày 26/08/2016. Và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2017. Để hướng dẫn cho các doanh nghiệp về các chế độ kế toán. Việc ban hành thông tư 133 để thay thế cho một số quyết định trước đó của chính phủ đã tạo nên những thay đổi không nhỏ cho hoạt động kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng tìm hiểu một số nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133. Để có hiểu biết toàn diện hơn.

1. Nguyên tắc kế toán theo thông tư 133 có điểm gì mới?

Những điểm mới của nguyên tắc kế toán theo thông tư 133

So với những quyết định, thông tư trước đó về lĩnh vực kế toán. Thì thông tư 133 đã đem đến những chính sách cởi mở, linh hoạt hơn, cho phép doanh nghiệp có quyền tự chủ nhiều hơn. Một số sự thay đổi đáng kể có thể nói tới như:

– Đổi mới cách tiếp cận với các chính sách và nhấn mạnh tính khả thi. Áp dụng trong thực tế đối với doanh nghiệp

– Những quy định hướng tới phục vụ việc quản trị, điều hành doanh nghiệp với việc tách biệt rõ ràng giữa thuế và kế toán

– Tách biệt kỹ thuật trình bày báo cáo tài chính với những ghi chép trên sổ kế toán

– Quy định mới đã tiếp cận gần hơn với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế

– Các kỹ thuật kế toán coi trọng bản chất hơn hình thức và tên gọi của các giao dịch.

– Chỉ quy định về nguyên tắc kế toán. Mà không quy định quá chi tiết đến các bút toán

– Doanh nghiệp có thể tự lựa chọn đồng tiền khi ghi sổ kế toán. Tự lựa chọn biểu mẫu báo cáo tài chính và tự quy định đơn vị hạch toán

2. Nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133

Nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133

2.1. Chi phí là

Những khoản làm giảm lợi ích kinh tế. Nó sẽ không được phân biệt là đã chi tiền ra hay chưa. Mà sẽ được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh. Hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai. Nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133 có một số chú ý riêng biệt. Mà các doanh nghiệp cần quan tâm.

2.2. Chi phí được ghi nhận mà chưa đến kỳ hạn thanh toán

Trong trường hợp chi phí được ghi nhận mà chưa đến kỳ hạn thanh toán.Nhưng có khả năng chắc chắn phát sinh trong tương lai. Thì cần phải dựa trên nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn. Chi phí và doanh thu lại nên được ghi nhận trên nguyên tắc phù hợp. Một vấn đề có thể xảy ra trên thực tế là nguyên tắc thận trọng có thể xung đột với nguyên tắc phù hợp. Khi gặp phải tình trạng này, kế toán cần phải xem xét và cân nhắc kỹ bản chất của giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý.

2.3. Kế toán phải theo dõi và phản ánh chi tiết các khoản chi phí

Có rất nhiều khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Như nguyên vật liệu, tiền lương, khấu hao tài sản cố định,…Bởi vậy kế toán phải theo dõi và phản ánh chi tiết các khoản tiền này. Để đảm bảo tính cụ thể, chính xác. Đối với các khoản chi nhưng không được coi là chi phí và được trừ theo quy định của luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn đồng thời đã được hạch toán theo chế độ kế toán. Thì sẽ không được ghi là chi phí giảm. Mà chỉ điều chỉnh khi thực hiện quyết toán để làm tăng số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Để xác định kết quả kinh doanh thì cuối kỳ kế toán phải thực hiện kết chuyển tất cả các chi phí phát sinh kể cả các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư.

Những quy định cụ thể về nguyên tắc kế toán chi phí theo thông tư 133. Được kế toán Việt Hưng đăng tải chi tiết tại http://lamketoan.vn/ cùng rất nhiều hướng dẫn khác. Hãy truy cập ngay nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận