Nguyên lý kế toán – Kế toán nghiệp vụ bán hàng hóa

Đề bài:
Tham khảo:
Bài tập nguyên lý kế toán – Kế toán bán hàng – Bài 2
Nguyên lý kế toán – Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa bài 1
Danh sách các khóa học thực hành kế toán tại Kế toán Việt Hưng
Bài tập kế toán tài chính 1 – bài 1 – Hạch toán phải trả người bán – TK 331
Tại doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 3 phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Ngày 1/3 xuất kho bán 1 lô hàng giá xuất kho 50.000.000 đ
Giá bán chưa thuế: 60.000.000đ
Thuế GTGT 10%: 6.000.000đ
Tổng tiền thanh toán: 66.000.000đ
Tiền hàng đã thu bằng tiền mặt, phiếu thu số 20
2. Ngày 5/3
Nhận được giấy báo của công ty A cho biết đã nhận được lô hàng gửi bán theo hóa đơn GTGT số 95 của kỳ trước và chấp nhận thanh toán, giá bán chưa có thuế: 132.000.000 đ, thuế GTGT 10%, giá thực tế của lô hàng 120.000.000đ
3. Ngày 10/3
Xuất kho bán 1 lô hàng, giá xuất kho: 70.000.000đ. Theo hóa đơn GTGT: giá bán chưa thuế: 80.000.000đ, thuế GTGT 10%, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng 2%. Đã thu bằng tiền mặt 22.000.000đ, còn lại bên mua nhận nợ.
4. Ngày 11/3
Công ty A trả tiền cho đơn vị qua tài khoản tiền gửi ngân hàng, giấy báo có số 302 ngày 11/3, biết rằng công ty A được hưởng chiết khấu do trả sớm là 1%.
5. Ngày 15/3 nhận được bảng kê hóa đơn bán lẻ của mậu dịch viên số 05:
Doanh số bán: 38.500.000 đ
Thuế GTGT 10%
Tiền bán hàng thu bằng tiền mặt 38.000.000 đ (phiếu thu số 22), giá xuất kho 28.000.000đ. Số tiền thiếu mậu dịch viên phải bồi thường.
6. Ngày 20/3
Nhận được báo Có của ngân hàng số 303 ngày 20/3 số tiền do bên nhận đại lý trả (đã trừ hoa hồng biết số hàng gửi bán đại lý ngày 15/2 đã tiêu thụ hết (phiếu xuất kho số 80).
– Giá giao đại lý chưa có thuế: 150.000.000 đ
– Hoa hồng đại lý 5%
– Thuế GTGT của hàng hóa 10% 15.000.000đ
– Thuế GTGT của dịch vụ đại lý 10%
– Giá xuất kho: 130.000.000đ
7. Ngày 22/3
Công ty B đặt trước tiền mua hàng bằng tiền mặt 50.000.000 đ. Phiếu thu số 23.
8. Ngày 24/3
Xuất kho bán một lô hàng cho công ty C giá xuất kho 110.000.000 đ (PXK số 81) hóa đơn GTGT số 103.
– Giá bán chưa có thuế: 140.000.000đ
– Thuế GTGT 10%: 14.000.000đ
– Tổng giá thanh toán: 154.000.000đ
Công ty C đã trả 25% giá trị lô hàng bằng tiền mặt, còn lại nhận nợ.
9. Ngày 25/3
Xuất kho giao hàng cho công ty B để trả cho số tiền đặt trước ngày 22/3 hóa đơn GTGT số 104.
– Giá bán chưa có thuế: 60.000.000đ
– Thuế GTGT 10%: 6.000.000đ
– Tổng giá thanh toán: 66.000.000đ
Giá xuất kho 45.000.000 đ (PXK số 82), số còn lại công ty B nhận nợ
10. Ngày 27/3
Công ty C trả đơn vị số tiền còn lại ở nghiệp vụ ngày 24/3 qua ngân hàng (giấy báo có số 304, ngày 27/3. Biết công ty C được chiết khấu do trả sớm 1%.
Yêu cầu:
Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài giải:
1.
Nợ TK 111: 66.000.000
Có TK 511: 60.000.000
Có TK 333: 6.000.000
Nợ TK 632: 50.000.000
Có TK 156: 50.000.000
2.
Nợ TK 111: 145.200.000
Có TK 511: 132.000.000
Có TK 333: 13.200.000
Nợ TK 632: 120.000.000
Có TK 156: 120.000.000
3.
Nợ TK 111: 22.000.000
Nợ TK 131: 61.600.000
Có TK 511: 80.000.000 – 80.000.000 x 2%
Có TK 333: 7.600.000
Nợ TK 632: 70.000.000
Có TK 156: 70.000.000
4.
Nợ TK 112: 130.680.000
Nợ TK 635: 14.520.000
Có TK 131: 145.200.000
5.
Nợ TK 111: 38.000.000
Nợ TK 1381 4.350.000
Có TK 511 38.500.000
Có TK 333 3.850.000
Nợ TK 632 28.000.000
Có TK 156 28.000.000
6.
Nợ TK 112: 164.175.000
Nợ TK 641: 7.500.000
Nợ TK 133: 750.000
Có TK 511 150.000.000
Có TK 333 15.000.000
Nợ TK 632 130.000.000
Có TK 157 130.000.000
7.
Nợ TK 111 50.000.000
Có TK 131(có) 50.000.000
8.
Nợ TK 111: 38.500.000
Nợ TK 131: 115.500.000
Có TK 511 140.000.000
Có TK 333 14.000.000
Nợ TK 632 110.000.000
Có TK 156 110.000.000
9.
Nợ TK 131(nợ) 16.000.000
Nợ TK 131(có) 50.000.000
Có TK 333: 6.000.000
Có TK 511: 60.000.000
Nợ TK 632 45.000.000
Nợ TK 156 45.000.000
10.
Nợ TK 112 114.345.000
Nợ TK 635 1.155.000
Có TK 131 115.500.000