Nghiệp vụ hạch toán thanh lý tài sản cố định Misa SME.NET 2019

Thanh lý tài sản cố định Misa – Khi có phần tài sản hết hạn sử dụng hoặc sẽ tốn kinh phí lớn nếu tiếp tục dùng hoặc không có mục tiêu hoạt động sử dụng tiếp thì phải nhượng bán thanh lý tài sản. Vậy thao tác hạch toán thanh lý tài sản cố định Misa như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

thanh lý tài sản cố định misa
Nghiệp vụ hạch toán thanh lý tài sản cố định Misa SME.NET 2019

1. Điều chỉnh tăng giá trị tài sản cố định Misa SME.NET 2019

Ví dụ như TSCĐ ban đầu mua vào là 1 tỷ, sau một thời gian sử dụng trích khấu hao thì có thêm cp sữa chữa TSCĐ làm cho giá trị TSCĐ tăng lên.

– Vào phân hệ TSCĐ / Vào đánh giá lại

ktvh
Đánh giá lại TSCĐ

–  Sau đó bấm vào chữ Thêm để được:

phần mềm misa
Đánh giá chi tiết điều chỉnh TSCĐ

–  Chọn ngày tháng cần đánh giá lại (Căn cứ vào hóa đơn sữa chữa TS để ghi tăng)

–  Chọn Mã TSCĐ cần đánh giá, số trước điều chỉnh là số tiền TS còn lại, sau điều chỉnh là ngầm định = Trước khi đánh giá + Phần đánh giá ,

–  Kéo con chuột sang phải để xem các thông tin

⇒ CHÚ Ý: Nếu tăng thêm giá trị TS sữa chữa nhiều thì nên điều chỉnh luôn cả thời gian khấu hao, còn nếu điều chỉnh ít thì giữ nguyên thời gian khấu hao.

ktvh
Trước & sau điều chỉnh TSCĐ

Sau khi điều chỉnh thì tính khấu hao bình thường.

2. Trình tự các thao tác thanh lý tài sản cố định Misa SME.NET 2019

Bước 1: Hạch toán ghi nhận giá trị còn lại, giá trị khấu hao TSCĐ lũy ký

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ

Nợ TK 241: Giá trị TSCĐ khấu hao lũy kế

Có TK 211: TSCĐ ghi giảm:

Cách làm như sau:

Vào phân hệ TSCĐ / Ghi giảm/ Thêm

thanh lý tài sản cố định misa
Thêm TSCĐ Ghi giảm

Chọn đến TSCĐ ghi giảm, điều kiện làm bước này:

– Phải tính khấu hao tài sản đến tháng liền kề của việc thanh lý

– Chọn Ngày tháng, chọn TSCĐ cần thanh lý, phần mềm sẽ tự tính ra được giá trị tài sản đã khấu hao lũy kế (tức là khấu hao từ khi ghi tăng đến thời điểm ghi giảm = bao nhiêu tiền)

ktvh
Ghi giảm tài sản cố định

Căn cứ hình ảnh trên

Nợ TK 214: 95.161.290 ( giá trị khấu hao lũy kế)

Nợ TK 811: 324.838.710( Giá trị còn lại)

 Có TK 211: 420.000.000đ ( Nguyên giá TSCĐ giảm đi)

Bước 2: Phản ánh doanh thu thanh lý tài sản cố định Misa

Nợ TK 131: nếu bán xe chưa thu đc tiền

   Có TK711: Doanh thu thanh lý xe

   Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

⇒ LƯU Ý: Doanh thu bán xe = giá trị còn lại 811 là chuẩn nhất, Nếu bé hơn thì phải có lý do, biên bản xác nhận, ghi nhận chứ ko nên bé quá so giá trị còn lại thuế quyết toán không chấp nhận đâu.

Ví dụ: Như ví dụ trên giá trị còn lại là 324.838.710

Vậy bán giá chưa thuế 325.000.000đ

Thuế 10%, Khách hàng chưa thanh toán

Nợ TK 131: 357.500.000đ

  Có TK 711: 325.000.000

  Có TK 3331: 32.500.000đ

–  Vào Bán hàng, chọn Chứng từ bán hàng

thanh lý tài sản cố định misa
Chứng từ bán hàng

–  Bấm click chuột 2 lần để  ra được phân hệ bán hàng ⇒ Bỏ tích

  • Không phiếu xuất kho .
  • Phần hàng tiền: Bấm vào dấu cộng ô khoanh tròn chọn các thông tin như hình
  • Tính chất chọn dịch vụ
thanh lý tài sản cố định misa
Chứng từ ghi nợ bán hàng

⇒ Sau khi tạo được mã thanh lý này thì có bao nhiêu hóa đơn thanh lý thì cứ chọn mã này.

Trên đây Kế toán Việt Hưng chia sẻ thanh lý tài sản cố định Misa dành cho doanh nghiệp – Nếu các bạn có thắc mắc nào liên quan đến Khoá học kế toán Online hãy liên hệ ới Chúng tôi để được giải đáp!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *