Lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở qua các năm có gì thay đổi?

Lương cơ sở là gì? Khi bạn tìm việc thì luôn phải quan tâm tới mức lương cơ sở hiện nay và chế độ của doanh nghiệp. Luật mới nhất áp dụng mức lương cơ sở của năm nay là bao nhiêu thì chúng ta có thể tìm hiểu những thông tin mới nhất nhé.

lương cơ sở

THẾ NÀO LÀ LƯƠNG CƠ SỞ & MỨC LƯƠNG CƠ SỞ QUA CÁC NĂM CÓ GÌ THAY ĐỔI?

1. Lương cơ sở là gì?

Lương cơ sở được hiểu là mức lương để dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương. Về những khoản như mức lương phụ cấp và từ mức lương đó thực hiện các chế độ khác nhau theo các quy định của pháp luật

Có thể hiểu theo một cách khác mức lương cơ sở được tính là mức lương thấp nhất. Trong đó chưa bao gồm các chế độ như khen thưởng, phụ cấp,…

Mức lương cơ sở có thể đem lại một sự rõ ràng trong chế độ về trả lương, chính xác, minh bạch công khai các khoản lương hơn. Bên cạnh đó chúng ta có thể thể căn cứ vào mức lương cơ sở để:

  • Tính những khoản về chi phí, mức hoạt động phí, sinh hoạt theo quy định của pháp luật;
  • Tính đúng và chính xác các khoản trích được chi trả từ nguồn vốn của công ty là bao nhiêu và các chế độ của người lao động và các khoản lợi nhuận được hưởng theo mức lương cơ sở.

Do vậy nắm chắc những kiến thức về mức lương cơ sở sẽ làm cho chúng ta biết được rất nhiều chế độ dành cho mình là những gì.

2. Nguyên tắc áp dụng tính lương cơ sở là gì?

Để tính và áp dụng mức lương cho người lao động cần dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các đối tượng bao gồm:

  • Mức lương cơ sở của năm 2019 theo quy định mới nhất của nhà nước sẽ được tăng so với những năm khác là 100.000 đồng.
  • Theo đó mức lương sẽ được tăng và điều chỉnh từ mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng  lên 1.490.000 đồng.
  • Tăng lương dựa vào mức lương cơ sở mới do nhà nước áp dụng.

Bên cạnh đó mức lương cơ sở được áp dụng theo các chu kỳ khác nhau. Có thể dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hiện tại và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì mức lương cơ sở sẽ có những thay đổi nhất định nhằm đáp ứng và phục vụ theo nhu cầu đời sống của mọi người.

Do vậy nguyên tắc để tính đúng và chuẩn xác mức lương cơ sở là cần phải tính toán về hệ số lương để tính được bảng lương phù hợp nhất cho mọi người trong quá trình làm việc.

3. Đối tượng áp dụng thực hiện mức lương cơ sở

lương cơ sở

Dưới đây là các đối tượng nhà nước thực hiện áp dụng và tính mức lương cơ sở.

  • Các cán bộ công chức từ làm nhiệm vụ từ trung ương đến các đơn vị ở cấp xã ( Đơn vị thấp nhất)
  • Những người làm việc áp dụng theo các chế độ hợp đồng làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, của Nhà nước. Hay trong các tổ chức chính trị xã hội, trong các đơn vị sự nghiệp công lập
  • Người làm việc thuộc các chỉ tiêu biên chế được cấp kinh phí hỗ trợ
  • Áp dụng mức lương cơ sở đổi với những người là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công an nhân dân, những chiến sĩ phục vụ có thời hạn
  • Những người thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách ở cấp xã, tại thôn, hay trong các tổ dân phổ, phường, thị trấn,…

4. Mức lương cơ sở qua các năm 

Trước hết để tính các mức lương cơ sở cho năm nay chúng ta hãy nhìn lại và tìm hiểu những mức lương cơ sở được áp dụng qua mọi năm như thế nào.

  • Đối với mức lương cơ sở từ năm 2013-2016: Mức lương cơ sở được áp dụng là 1.150.000 đồng
  • Đối với mức lương cơ sở năm 2016-2017 được áp dụng theo quy định của nhà nước tăng thêm 60.000 đồng. Mức lương là 1.210.000 đồng
  • Đối với mức lương cơ sở của năm 2017-2018: Mức lương tăng lên 90.000 đồng. Lương cơ bản là 1.300.000 đồng
  • Bắt đầu được tính mức lương của năm nay sẽ được tăng thêm 100.000 đồng/ tháng được bắt đầu áp dụng kể từ ngày 01/07/2019. Mức lương cơ bản là 1.490.000 đồng/tháng
Thời điểm áp dụngMức lương cơ sở (đồng/tháng)Căn cứ pháp lý
Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005290.000Nghị định 203/2004/NĐ-CP
Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006350.000Nghị định 118/2005/NĐ-CP
Từ 01/10/2006 đến hết tháng 12/2007450.000Nghị định 94/2006/NĐ-CP
Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008540.000Nghị định 166/2007/NĐ-CP
Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009650.000Nghị định 33/2009/NĐ-CP
Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011730.000Nghị định 28/2010/NĐ-CP
Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012830.000Nghị định 22/2011/NĐ-CP
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/20131.050.000Nghị định 31/2012/NĐ-CP
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/20161.150.000Nghị định 66/2013/NĐ-CP
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/20171.210.000Nghị định 47/2016/NĐ-CP
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/20181.300.000Nghị định 47/2017/NĐ-CP
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/20191.390.000Nghị định 72/2018/NĐ-CP
Từ 01/07/20191.490.000Nghị quyết 70/2018/QH14

5. Các cách tính mức lương cơ sở

(1) Căn cứ vào mức lương cơ sở qua các năm như bảng trên

(2) Căn cứ vào mức lương cơ sở thấp nhất

Có rất nhiều các mức lương cơ sở khác nhau có thể dựa theo thâm niên hoặc vào từng ngạch, chức vụ khác nhau. Tuy nhiên theo dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua theo Nghị quyết 70/2018/QH14, trong năm 2019 như đã nêu tại phần trên, mức lương cơ sở là gì? Bắt đầu được tính mức lương của năm nay sẽ được tăng thêm 100.000 đồng/ tháng được bắt đầu áp dụng kể từ ngày 01/07/2019. Với mức lương cơ sở thấp nhất hiện nay mà cán bộ công chức được hưởng là là 2,01 triệu đồng/ tháng.

Nối tiếp đó, đối với các mức lương của công chức hiện nay vẫn đang được thực hiện theo quy định của nhà nước theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, mức lương được tính bằng cách lấy hệ số lương x mức lương cơ sở. Từ đó tính ra được các khoản lương phải trả cho công nhân viên chức.

Áp dụng cách tính này, đối với công chức hiện nay, nếu chúng ta lấy ví dụ tính lương làm việc của ngạch kế toán viên sơ cấp với hệ số lương thấp nhất. Để tính được mức lương của họ cần biết hệ số áp dụng cho ngạch này hiện nay là 1,35. Nếu tính lương tăng thêm 100.000 đồng bắt đầu từ  01/7/2019, công chức này có mức lương hàng tháng là: 1,35 x 1.490.000 = 2,0115 triệu đồng/tháng. Nếu như lúc trước mức lương sẽ được tính là 1,35 x 1.390.000  = 1.876.000 đồng/ tháng.

Có thể thấy, mức lương cơ sở dành cho cán bộ công chức, viên chức dù đã được điều chỉnh lên 100.000 đồng nhưng mức lương của họ vẫn chỉ là con số rất thấp. Khác với mức lương tối thiểu vùng và chênh lệch mức lương của họ vẫn thấp hơn hẳn so với mức lương tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp. Nếu như mức lương tối thiểu vùng của người lao động được quy định theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP  mức lương tối thiểu vùng của họ đã đạt 2,92 triệu đồng/tháng. Có một sự chênh lệch khá lớn giữa mức lương cơ sở với mức lương tối thiểu vùng. Chính vì điều này rất nhiều người đã chọn lựa làm tại các doanh nghiệp, tư nhân, ngoài nhà nước để hưởng một mức lương khá hơn so với mức lương cơ sở được áp dụng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,…

(3) Căn cứ vào mức lương cơ sở cao nhất

Muốn biết được cách tính lương cơ sở ở mức cao nhất được bao nhiêu cần nắm rõ được hệ số lương cao nhất hiện tại đang ở mức nào. Có thể tìm hiểu hệ số lương thông qua các năm hoạt động, làm việc và thâm niên.

Ví dụ nếu áp dụng hình thức tính lương cơ sở cho công chức với mức lương hệ số cao nhất đang là loại A3, nhóm 1. Hệ số lương cao nhất được tính là 8,0.

-> Theo đó, mức lương cơ sở nếu áp dụng tính theo hình thức tăng lương bắt đầu từ ngày 01/07/2019 sẽ là: 8,0 x 1.490.000 đồng = 11.920.000 đồng/tháng, nếu tính ra mức lương của công chức hạng A1 sẽ tăng khoảng 800.000 đồng/tháng so với hiện nay.

Nhưng để có một mức lương với hạng A1 thì có lẽ không phải là dễ đối với nhiều người. Những bác sĩ cao cấp trúc, với trình độ chuyên môn cao, các Nghiên cứu viên cao cấp, Dược sĩ cao cấp, Huấn luyện viên cao cấp, Điều tra viên, các Kiểm soát viên cao cấp, Chấp hành viên cao cấp, thống kê viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp thuế…thì mới có thể hưởng mức lương ưu đãi này.

Ngoài ra, những đối tượng công chức khác cũng được tăng thêm tùy vào từng hạng mục nhất định, được phân chia thành từng mức với từng hệ số khác nhau. Bạn có thể dựa vào tùng hệ số cho từng bậc ngành nhất định để tính được mức lương mà mình được hưởng.

Phía trước đó, nhà nước ta cũng ra những quy định, ban hành Nghị quyết 27-NQ/CP về cải cách chính sách tiền lương. Trong đó có những quy định về mục tiêu tầm nhìn cho đến năm 2021, mức tiền lương cơ sở thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bằng mức thấp nhất bình quân theo vùng của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bảng hệ số lương cũng không đề cập đến việc sinh viên mới ra trường sẽ được áp dụng mức lương theo những hệ số nêu trên. Nếu áp dụng hệ số lương này cho những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường bạn cũng có thể tính toán dựa vào các con số như sau:

Mức lương cơ bản cho sinh viên với trình độ tốt nghiệp đại học với hệ số lương được tính là 2,34.

Hệ số lương cơ bản cho sinh viên tốt nghiệp với trình độ cao đẳng là 2,10.

Sinh viên tốt nghiệp với trình độ trung cấp sẽ được hưởng hệ số lương là 1,86.

Tùy vào từng trình độ của mỗi người mức lương áp dụng sẽ khác nhau. nếu bạn đang muốn làm việc trong những cơ quan nhà nước bạn cần có tấm bằng đại học để có thể hưởng những ưu đãi và hệ số lương cơ bản cao hơn so với khi tốt nghiệp bằng cao đẳng và trung cấp.

Qua các năm mức lương đều được điều chỉnh với những biến động nhất định. Mỗi năm nhà nước tiến hành tăng lương cho cán bộ nhân viên, đồng thời tăng thêm lương cơ bản cho người lao động. Nhưng cùng với đó là những chi phí về tiền điện, nước, chi phí sinh hoạt cũng tăng theo.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...