Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2013, được Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam công bố. Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động của kế toán trong mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực hoạt động, là cầu nối quan trọng giữa kế toán Việt Nam với kế toán khu vực và thế giới, góp phần tích cực trong việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kinh tế tài chính Việt Nam.

luat-ke-toan-va-cac-van-ban-huong-dan-thuc-hanh

1. Phạm vi điều chỉnh

     Luật kế toán mới quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm: nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán.

– Đối tượng áp dụng của luật kế toán gồm có.

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước

Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không có sử dụng ngân sách nhà nước

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Hợp tác xã

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác

Người làm kế toán, người khác có liên quan đến kế toán

2. Nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán

a. Nhiệm vụ kế toán

– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghiệp vụ thu, nộp, thanh toán kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.

– Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

b. Yêu cầu của kế toán.

– Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và BCTC

– Phản ánh kịp thời đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán

– Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin số liệu kế toán

– Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.

– Thông tin số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính từ khi thành lập đến khi chấp dứt hoạt động của đơn vị kế toán. Số liệu kế toán kỳ này phải nối tiếp với số liệu kế toán kỳ trước.

– Phân loại sắp xếp thông tin, số hiệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được

c. Nguyên tắc của kế toán

– Giá trị của tài sản được hình thành theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự ý điều chỉnh lại giá trị của tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được thực hiện nhất quán trong kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay đổi về quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị phải giải trình trong BCTC.

– Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đấy đủ đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

– Thông tin, số liệu trong BCTC năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định.

– Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các nguyên tắc nói trên còn phải thực hiện nguyên tắc theo mục lục ngân sách nhà nước.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận