Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58/2014/QH13 thay thế Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006
Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58/2014/QH13 được ban hành. Nhằm thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có một số điểm mới rất đáng lưu ý.
Tham khảo:
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2017
Luật số 46/2014/QH13 – Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế
Cách tính lương và hình thức để trả lương
Công việc của kế toán tiền lương bao gồm những gì?
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách phúc lợi xã hội vô cùng tiến bộ. Và được khuyến khích áp dụng không chỉ tại Việt Nam. Mà còn tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với một bộ phận đông đảo người lao động trong xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58/2014/QH13. Được ban hành nhằm thay thế cho Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Trong văn bản mới này, có một số điểm mới rất đáng lưu ý.
1. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có một số thay đổi về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Về Bảo hiểm xã hội bắt buộc: bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng tham gia là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Và người lao động là công dân nước ngoài
Về Bảo hiểm xã hội tự nguyện: mở rộng đối tượng tham gia, không khống chế tuổi trần. Hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm. Đa dạng các phương thức đóng và có chính sách nhằm hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Chế độ thai sản được Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bổ sung
Luật Bảo hiểm xã hội mới có quy định lao động nam được nghỉ việc khi vợ sinh con. Cụ thể, người chồng được nghỉ 5 ngày làm việc khi vợ sinh thường.7 ngày làm việc khi vợ sinh phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi. Ngoài ra, nếu vợ sinh đôi thì chồng được nghỉ 10 ngày. Từ sinh ba trở lên thì thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 3 ngày làm việc. Nếu người vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì người chồng được nghỉ 14 ngày.
Người lao động là nữ khó mang thai mà phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ cần thực hiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như trước đây). Bổ sung thêm chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
4. Cơ chế tổ chức, thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 minh bạch, rõ ràng hơn
Nếu như trước đây, cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện của Luật bảo hiểm xã hội chưa thực sự cụ thể. Rõ ràng thì đến Luật mới năm 2014. Quốc hội đã cụ thể hóa các quy định về quản lý, tổ chức thực hiện hơn. Cơ chế này được đánh giá là minh bạch và hợp lý hơn.
Người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có thêm quyền tự quản lý sổ bảo hiểm. Định kỳ 6 tháng một lần được người sử dụng lao động cung cấp các thông tin liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội cũng có thêm trách nhiệm ban hành mẫu số, hồ sơ bảo hiểm xã hội. Sau khi đã có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương Binh – Xã hội. Hàng năm, phải xác nhận lại thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động. Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để doanh nghiệp sử dụng lao động niêm yết công khai.
Những điểm đổi mới trên của Luật Bảo hiểm xã hội giúp cho việc triển khai quy định trên thực tế được thuận lợi và chính xác hơn. Cùng với đó, quyền lợi của người lao động cũng được bảo vệ một cách tốt hơn.
Để biết thêm các thông tin của Luật Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp. Người lao động hãy liên hệ ngay đến Kế toán Việt Hưng, với kinh nghiệm của mình. Kế toán Việt Hưng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và cần thiết dành cho tất cả mọi người.