Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội đã ban hành Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tham khảo:

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2017

Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58/2014/QH13

Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Là hình thức bảo hiểm được áp dụng đối với nhiều đối tượng người lao động. Luật Bảo hiểm xã hội với tư cách của một đạo luật chung ban hành các quy định chung nhất. Nhằm điều chỉnh các chính sách bảo hiểm chưa có nhiều quy định cụ thể để hướng dẫn về bảo hiểm bắt buộc. Chính vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội. Đã ban hành Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. Nhằm hướng dẫn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc.

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định

1.1. Người lao động là công dân Việt Nam, bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn. Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Kể cả các hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi;

– Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an. Những người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu;

– Người quản lý doanh nghiệp, người làm công việc quản lý điều hành hợp tác xã;

– Người hoạt động không chuyên trách ở các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

– Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội và Thông tư 59/2015
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội và Thông tư 59/2015

1.2. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các loại hợp đồng sau:

– Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

– Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu. Hoặc các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài;

– Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

– Hợp đồng cá nhân.

– Người sử dụng lao động: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh…

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hiện tại, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm sau:

– Chế độ ốm đau: hưởng khi người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động), chăm sóc con ốm,…

– Chế độ thai sản: hưởng khi người lao động sinh con hoặc nhận con nuôi.

– Chế độ hưu trí: hưởng khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đáp ứng quy định.

– Chế độ tử tuất: được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.

Các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội
Các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội

Các quy định trong Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc là tương đối cụ thể. Chi tiết, tạo cơ sở cho việc áp dụng trên thực tế đạt hiệu quả tốt nhất. Các quy định này cũng theo hưởng bảo vệ quyền lợi của người lao động nhiều hơn. Đúng với tinh thần của pháp luật lao động Việt Nam nói chung.

Xem thêm: 

Cách tính lương và hình thức để trả lương

Công việc của kế toán tiền lương bao gồm những gì?

Kế toán Việt Hưng là địa chỉ uy tín để doanh nghiệp. Người lao động liên hệ tham khảo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Từ đó,áp dụng một cách chính xác trong công việc, quá trình hoạt động của mình.