Kế toán nội bộ cần làm gì?

Ngày nay rất nhiều các sinh viên sau khi ra trường đều cho rằng công việc của một kế toán nội bộ. Là việc thu, chi tiền mặt, viết hóa đơn và lấy hóa đơn từ các đơn vị khách hàng của mình. Nhưng trên thực tế một nhân viên kế toán nội bộ không chỉ làm những công việc như vậy tùy vào quy mô của mỗi đơn vị.

Kế toán nội bộ cần làm gì?

Đối với những đơn vị có quy mô lớn. Thì mỗi một nhân viên kế toán sẽ đảm nhận một mảng công việc riêng biệt. Còn đối với những đơn vị có quy mô nhỏ. Thì chỉ cần một hoặc hai nhân viên kế toán nội bộ đảm nhận tất cả công việc của đơn vị. Vậy công việc của một kế toán nội bộ nói chung ở đây bao gồm những công việc gì. Và tính chất của những công việc đó ra sao.

Xem thêm: 

Kế toán nội bộ và công việc của kế toán nội bộ

Cách phân biệt kế toán thuế và kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ cần làm gì

1. Kế toán quỹ tiền mặt (đóng vai trò là thủ quỹ của đơn vị).

– Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh và buôn bán. Cũng như nhiều hoạt động khác được doanh nghiệp cho phép diễn ra. Thì tùy vào tình hình thực tế để thủ quỹ có quyền viết phiếu thu hay chi tương ứng; để tiến hành hạch toán các nghiệp vụ tương ứng xảy ra.

2. Kế toán ngân hàng (thực hiện các giao dịch liên quan đến ngân hàng).

– Thực hiện tất cả các giao dịch liên quan đến ngân hàng như: Mở TK ngân hàng, lập phiếu ủy nhiệm thu – chi. Theo dõi các hoạt động liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Thông qua các chứng từ kế toán tại đơn vị và cuối tháng đối chiếu chứng từ và số liệu với sổ phụ ngân hàng.

3. Kế toán kho (đóng vai trò là thủ kho của đơn vị).

– Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Và dựa vào các hóa đơn chứng từ phòng kinh doanh chuyển xuống; mà thủ kho tiến hành lập phiếu nhập – xuất kho theo yêu cầu. Cuối mỗi ngày hay tháng sẽ phải làm bản tổng hợp báo cáo nhập xuất tồn giao cho cấp trên.

4. Kế toán tiền lương.

– Công việc chính là lập bản hợp đồng lao động; chịu trách nhiệm và thành lập quy chế lương theo yêu cầu. Và quyết định của đơn vị, hàng ngày theo dõi và chấm công nhân viên. Thực hiện theo dõi các quy định; quy chế về tăng giảm lương, thưởng hàng tháng, năm. Và các thông tư, nghị định quyết định của nhà nước về lương và các chính sách khác liên quan.

5. Kế toán bán hàng.

– Thực hiện các công tác của một nhân viên bán hàng. Ngoài ra còn phải thực hiện việc lập hóa đơn, chứng từ cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; theo dõi nhập xuất hàng hóa, lập bảng kê hàng hóa bán ra theo mẫu tờ khai thuế GTGT; cuối ngày, tháng tập hợp và lập báo cáo tình hình bán hàng cho cấp trên.

6. Kế toán công nợ.

– Căn cứ vào tình hình kinh doanh và bán hàng của đơn vị; kế toán phải lập một bản tổng hợp theo dõi công nợ phải thu – trả đối với khách hàng – nhà cung cấp; và hàng ngày, tháng lên sổ tổng hợp báo cáo tình hình công nợ trong ngày. Để làm được kế toán công nợ chúng ta cần phải có những kỹ năng nhất định; để có thể đưa ra những quyết định và phán đoán chính xác nhu cầu và khả năng thanh toán công nợ của khách hàng – nhà cung cấp.

Xem thêm các thông tin về nghiệp vụ kế toán, những kinh nghiệm được chia sẻ từ các kế toán viên nhiều năm kinh nghiệm tại fanpage của chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *