Kế toán nhà hàng cần làm gì

Để làm được công việc kế toán tổng hợp tại nhà hàng cần có sự tỷ mỉ, chi tiết hơn rất nhiều so với các lĩnh vực sản xuất  kinh doanh khác. Vậy kế toán nhà hàng cần làm những gì? Lamketoan.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm làm Kế toán nhà hàng qua quá trình làm việc đúc kết  từ thực tế.

ke-toan-nha-hang-can-lam-gi

1. Đối với hoá đơn đầu vào trong công ty về lĩnh vực nhà hàng:

– Cần phân biệt rõ nội dung hoá đơn đầu vào phản ánh đâu là nguyên vật liệu, đâu là công cụ dụng cụ, đâu là tài sản cố định để hạch toán cho đúng đối tượng.

+ Với nguyên vật liệu của nhà hàng. Tuỳ thuộc vào nhà hàng bạn làm kinh doanh ẩm thực gì.

Ví dụ như tôm, cua, cá, thịt, trứng để kế toán hạch toán.

          Nợ TK 152

          Nợ TK 1331

               Có TK 111,112,331

+ Với các hoá đơn công cụ dụng cụ trong nhà hàng như: Tủ đông, tủ mát, máy nướng bánh, nồi cơm điện, lò vi sóng kế toán hạch toán:

          Nợ TK 142: Nếu phân bổ CCDC nhỏ hơn 12 tháng

          Nợ TK 242: Nếu phân bổ CCDC lớn hơn 12 tháng

          Nợ TK 1331:

               Có TK 111,112,331

Sau đó hàng tháng phân bổ dần chi phí đối với CCDC dùng cho nhà bếp vào các thành phẩm là món ăn theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Các hoá đơn là TSCD có giá trị lớn hơn hoặc  bằng 30 triệu tại nhà hàng:

          Nợ TK 211

          Nợ TK 1332

               Có TK 331.

Hàng tháng tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí.

+ Các chi phí khác như chi phí gas hoá lỏng bạn hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất chung để chế biến ra món ăn:

          Nợ TK 154: Theo quyết định 48

          Nợ TK 6277 : Theo quyết định 15

           Nợ TK 133

               Có TK 111,112,331.

+ Trong một hoá đơn mua tại siêu thị cần phân biệt đâu là nguyên vật liệu, đâu là chi phí, đâu là công cụ dụng cụ căn cứ theo bảng kê chi tiết để tách hoá đơn hạch toán cho chính xác. Rồi kiểm tra tổng các phần hoá đơn tách đã khớp với hoá đơn gốc chưa.

2. Đối với hoá đơn đầu ra

Hoá đơn đầu ra trong lĩnh vực nhà hàng thường viết với nội dung: Tiếp khách, thức ăn, thức uống…Với nội dung chung chung như vậy bạn cần biết cách tính toán sao cho giá thành của các món ăn tổng hợp lại có giá trị bằng khoảng  90% doanh thu trên hoá đơn đó( bao gồm cả đồ uống).

Căn cứ vào từng hoá đơn để kế toán tính toán cho phù hợp so với doanh thu:

 –  Các bút toán hạch toán khi xuất kho  NVL cho nhà hàng:

          Nợ TK 154: Theo quyết định 48

          Nợ TK 621: Theo quyết định 15

               Có TK 152: Nguyên vật liệu.

– Chi phí lương nhân viên bếp  như bếp trưởng, bồi bàn:

          Nợ TK 154: Theo quyết định 48

          Nợ TK 622: Theo quyết định 15

               Có TK 334

– Chi phí chung khác như chi phí phân bổ CCDC:

          Nợ TK 154: Theo quyết định 48

           Nợ TK 6273 : Theo quyết định 15

               Có TK 142, 242

– Chi phí khấu hao TSCĐ:

          Nợ TK 154: Nếu TSCD dùng cho bộ phận bếp theo QĐ 48

          Nợ TK 6274: Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận bếp theo QĐ 15

               Có TK 214

– Tính giá thành và nhập kho thành phẩm là món ăn:

          Nợ TK 155

               Có TK 154.

– Khi xuất kho thành phẩm  cho các hoá đơn:

+ Phản ánh giá vốn

          Nợ TK 632

               Có TK 155

+ Phản ánh doanh thu

          Nợ TK 111,131

                Có TK 5112

               Có TK 3331

–  Ngoài việc hiểu rõ quy trình hạch toán của kế toán nhà hàng chúng ta cần biết cách cách in các bảng kê chi tiết sau khi chế biến món ăn vào từng hoá đơn xuất bán có nội dung tiếp khách để làm căn cứ cho việc  quyết toán thuế sau này.

–  Lập bảng kê 01/TNDN để liệt kê các loại thực phẩm mua về không có hoá đơn.

– Biết cách cân đối chi phí phù hợp để lập báo cáo tài chính cuối năm.

–  Biết cách lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Biết cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

–  Biết cách sắp xếp hoá đơn, chứng từ phù hợp với lĩnh vực nhà hàng một khách khoa học.

Trên đây là một số kinh nghiệm khi làm việc tại công ty về lĩnh vực nhà hàng mà lamketoan.vn xin chia sẽ cho các bạn đang làm kế toán, sắp tới sẽ làm kế toán tại nhà hàng.

Chúc các bạn thành công!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Thành Đạt
Nguyễn Thành Đạt
Bình chọn :
     

Kế toán nhà hàng giờ xuất hoá đơn thế nào cho đúng? Xuất chung? Xuất theo món hay chi tiết theo nguyên liệu ạ

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

👉 Cục thuế tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn về việc lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Công văn số 431/CTQNI-TTHT
👉 Cụ thể: Hóa đơn điện tử không ghi “Dịch vụ ăn uống”
THÌ…căn cứ hình thức bán hàng, loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người mua để ghi tên hàng hoá, dịch vụ cho phù hợp như:
➖ Trường hợp phục vụ ăn tại chỗ, khách đặt ăn thì ghi tên các món ăn như: Cá, thịt, tôm, rau…; đồ uống như Nước lọc, bia rượu… và các dịch vụ phát sinh; Đơn vị tính tuỳ theo phương thức xác định số lượng thực tế như: đĩa, bát, kg…
➖ Trường hợp cửa hàng bán theo suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hoá, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất, hộp, đĩa…
➖ Trường hợp cửa hàng bán theo suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hoá, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất, hộp, đĩa…

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223